Nhân
quyền (hay quyền con người) là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản
động luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, để can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam; chúng ra các “thông cáo”, “nghị quyết”, “báo cáo”, “bản điều trần”,
“thư ngỏ”… xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm
“nhân quyền”, đàn áp tôn giáo, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”; gây sức
ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ”
đối với Việt Nam. Chúng coi đây là một trong những đòn “đột phá khẩu” để tấn
công hòng phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu, tiến tới lật đổ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực
tế cho thấy Ở Việt Nam, trên cơ sở các Công ước quốc tế về quyền con người và
những yêu cầu thực tiễn Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, Khoản 2, Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng
đồng”.
Một
đặc trưng quan trọng của nhân quyền đó là: Nhân quyền mang tính phụ thuộc vào bối
cảnh lịch sử, văn hóa, quốc gia, dân tộc, tôn giáo… là bản chất của quyền con
người. Nhân quyền còn mang tính không thể chuyển nhượng, vì nó thuộc sở hữu vốn
có của con người; không phải là sự ban phát hay tùy tiện tước đoạt. Mọi giới hạn,
hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ
nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá nhân
khác…
Trái
với những luận điệu cáo buộc ngụy biện, trơ trẽn về nhân quyền, thực tế Việt
Nam đã và đang chứng thực sinh động sự tôn trọng, bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy
nhân quyền trong điều kiện tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Trong năm 2020 - 2021, khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới và ở Việt
Nam, hàng loạt chính sách an ninh con người, an sinh xã hội được Chính phủ ban
hành nhằm bảo đảm an ninh lương thực và ổn định cuộc sống tối thiểu cho người
dân, đặc biệt là người nghèo. Gói an sinh xã hội có quy mô 62.000 tỷ đồng (năm
2020), gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng (năm 2021) là giải pháp cấp bách, kịp thời,
không chỉ giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với quyền sống, quyền
được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, mà còn một lần nữa khẳng định mạnh
mẽ quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam “đặt lợi ích của người dân lên trên”
và “không để lại ai ở phía sau”.
Đồng
thời, Việt Nam cũng chủ động, tích cực đóng góp vào việc tôn trọng, bảo vệ,
thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng đồng thế giới ghi nhận. Thí
dụ thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao trong những lần
Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ
tịch ASEAN năm 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân
quyền (AICHR). Từ những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người
trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử
Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Đây
là những đòn đả kích mạnh mẽ nhằm vào các đối tượng vu cáo Việt Nam về vi phạm
nhân quyền.
Những
thành tựu trong thúc đẩy, bảm đảm quyền con người ở Việt Nam gần đây đã được tổ
chức quốc tế có trách nhiệm là Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên
hợp quốc công bố trong Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2023, với thông tin chỉ số
hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65.
Đây là một báo cáo uy tín, được xây dựng dựa trên số liệu được thu thập từ người
dân tại hơn 150 quốc gia về các tiêu chí: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội,
tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và nhận thức
về tham nhũng.
Vì
vậy, luận điệu trên chỉ là sự ngụy biện, đánh tráo khái niệm của các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị rêu rao nhằm đạt được mưu đồ, thủ đoạn chống
phá của chúng. Chúng ta, những công dân chân chính của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, cần nhận thức rõ vấn đề này và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch để bảo vệ quyền con người, quyền
công dân mà chúng ta đang thụ hưởng trên cơ sở hiểu biết và thực thi theo đúng
hiến pháp, pháp luật, đồng thời tíc cực chủ động đấu tranh với những quan điểm
sai trái phản động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét