Một trong những
thủ đoạn lâu dài và nham hiểm trong chiến lược diễn biến hòa bình của thế lực
thù địch là: Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam.
Nhận diện âm
mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá
Thủ đoạn lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc được các thế lực thù địch thực hiện thường
xuyên, liên tục, lúc bí mật, lúc công khai. Chúng còn đào tạo đội ngũ "tay
chân", xây dựng kịch bản khá chu đáo, bài bản. Chỉ cần một phút chúng ta
lơ là, mất cảnh giác là chúng huy động lực lượng để quấy phá, thậm chí bạo động
vũ trang. Từ đó, gây mất ổn định tình hình, tạo tiếng vang và lấy cớ nhân quyền
để can thiệp vào công việc nội bộ của ta.
Về vụ việc ở
Đắk Lắk, đến ngày 23/6/2023, tổng số 84 bị can liên quan đã bị khởi tố, gồm: 75
bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” (theo Điều 113 Bộ Luật
hình sự năm 2015), 7 bị can về tội “không tố giác tội phạm” (Điều 390 Bộ Luật
hình sự năm 2015), 1 bị can về tội che giấu tội phạm (Điều 389 Bộ Luật hình sự
năm 2015), 1 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh
hoặc ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 348 Bộ Luật hình sự năm 2015).
Qua khai thác
ban đầu, các đối tượng tham gia phần nhiều là đối tượng trẻ, thực hiện hành vi
do bị xúi giục, kích động qua không gian mạng và bị kích động chia rẽ giữa người
Kinh với người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân cơ bản là do âm mưu của các thế lực
thù địch, các đối tượng FULRO lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số
chia rẽ với người Kinh, gây mất trật tự tại địa bàn và gây tiếng vang ở nước
ngoài.
Bộ Công an
đánh giá, đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng, hành vi của các đối tượng rất man rợ, mất nhân tính, thể hiện quyết
tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Lực lượng Công an đã có tài liệu, chứng cứ chứng
minh vụ án xảy ra còn do có sự hậu thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài, thậm chí cử đối tượng từ nước ngoài xâm nhập trái phép về Việt Nam
để dàn dựng, chỉ đạo tấn công khủng bố.
Những năm gần
đây, ở nước ngoài, các tổ chức FULRO lưu vong như: “Hội những người miền núi”
(MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP)... ra
sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động người
dân Tây Nguyên đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập. Ở trong nước, tàn dư của
lực lượng FULRO có dấu hiệu hoạt động trở lại khi chúng lợi dụng các hiện tượng
tôn giáo mới như “Hà Mòn”, “Bơ khắp Brâu” để truyền bá mê tín dị đoan và kích động
phá hoại, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự xã hội ở một số địa phương.
Một luận điệu
mà các thế lực thù địch liên tục sử dụng từ năm này qua năm khác để kích động
người dân Tây Nguyên là: Tuyên truyền “đất Tây Nguyên là của người Thượng”,
“người Kinh lấy đất của đồng bào trên chính quê hương của mình”… Đây không chỉ
là luận điệu cố tình phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước mà còn nhằm
chia rẽ mối đoàn kết giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, tạo ra các vụ
đòi đất, biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chúng triệt để
xuyên tạc để hình thành và khoét sâu mâu thuẫn giữa người Kinh với người Thượng,
lợi dụng một số cán bộ địa phương có sai lầm, khuyết điểm để kích động đồng bào
tụ tập đấu tranh, gây rối, biểu tình. Lợi dụng và xoáy sâu vào vấn đề dân tộc,
tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đất đai, xem đây là những “ngòi nổ” để kích động
tư tưởng “bài Kinh” ly khai, tự trị.
Trên phương
diện quốc tế, các tổ chức phản động lưu vong và các đối tượng xấu triệt để lợi
dụng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để tuyên truyền xuyên tạc.
Lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người dân tộc
ở Tây Nguyên”, kêu gọi Mỹ, Liên hiệp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với
Việt Nam.
Phương thức
hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu thường được tiến
hành theo các bước như: Tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, kích động
người dân đi theo bọn chúng; lợi dụng tôn giáo, lập ra tổ chức tôn giáo phi
pháp và thông qua truyền đạo để vận động ly khai; lợi dụng những mâu thuẫn
trong nhân dân, những thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước
ta, tổ chức bạo loạn, biểu tình, khiếu kiện. Đồng thời, vu cáo Nhà nước ta kỳ
thị, phân biệt đối xử, đàn áp đối với các dân tộc thiểu số; gieo rắc mâu thuẫn
giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
tăng cường hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, kể cả các diễn đàn của Liên hiệp
quốc để khuếch trương thanh thế, xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam.
Nâng cao cảnh
giác với các luồng tin tức
Ngay sau khi
xảy ra vụ việc tại Đắk Lắk (ngày 11/6/2023), các tổ chức phản động, phần tử cơ
hội đã tạo ra một “làn sóng” truyền thông trên không gian mạng để xuyên tạc,
bóp méo, nói xấu chế độ, chống phá Việt Nam. Chúng đặc biệt lợi dụng các hội,
nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ, gây nhiễu loạn thông tin. Nhiều bài viết,
bình luận thể hiện thái độ hả hê của các đối tượng phản động trước sự hi sinh
và mất mát của đồng bào. Các trang tin của tổ chức phản động Việt Tân và các tổ
chức phản động lưu vong thường xuyên sử dụng hình ảnh để cắt ghép, dàn dựng,
xuyên tạc về vụ việc để tung lên mạng dưới dạng các clip.
Mục đích của
chúng là làm nhiễu loạn thông tin, làm mất ổn định tình hình và tạo mâu thuẫn,
căng thẳng giữa các dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Các clip như
“Cướp đất khắp nơi ở Tây Nguyên”, “Tình cảnh người Thượng bị đàn áp”, “Khi Tây
Nguyên không còn là nhà”, “CSCĐ đàn áp, chiếm đất người Thượng”,… được hàng
ngàn tài khoản ảo chia sẻ trên hàng trăm hội nhóm, thu hút rất nhiều người xem.
Thời gian đầu,
khi thông tin lan truyền trên mạng xã hội, rất nhiều người dân theo dõi và chưa
kiểm chứng nên họ có phần hoang mang, dao động. Tuy nhiên, ngay sau đó, các cơ
quan truyền thông, báo chí, các đài truyền hình, Cổng thông tin điện tử Bộ Công
an, Chính phủ… đã kịp thời đưa tin, hình ảnh vụ việc. Điều này góp phần quan trọng
trong định hướng thông tin, từ đó, huy động được sức mạnh của quần chúng nhân
dân trong việc điều tra, truy bắt các đối tượng phạm tội. Với các biện pháp rất
nhanh chóng, hiệu quả của lực lượng chức năng, sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của
người dân, nhất là trong vận động đầu thú và truy bắt, chỉ sau 2 ngày xảy ra vụ
việc, tình hình trên địa bàn đã ổn định. Cơ quan Công an đã bắt giữ hầu hết số
đối tượng tham gia và thu giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Liên quan đến
vụ việc, các trang tin nước ngoài như RFA, BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt cũng
thường xuyên cập nhật tình hình. Tất nhiên, xen kẽ vào các bản tin là những bài
viết và bình luận mang tính quy chụp, thiếu thực tiễn. Nhiều bài bình luận như
“Tiếng súng Cư Kuin còn cho thấy điều gì và nó phục vụ ai?” (RFA), “Đắc Lắc đã
trở lại bình thường?” (VOA), “Câu chuyện Tây Nguyên và người dân sắc tộc của
núi rừng trong lòng tôi” (BBC), “Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Có phải người Tây Nguyên
thành bộ phận dân số nghèo nhất?”,… đã đưa thông tin về vụ việc một cách phiến
diện. Mục đích là để thế giới có cái nhìn sai lệch về tình hình Việt Nam. Từ
đó, các tổ chức phản động kêu gọi can thiệp vào Việt Nam dưới chiêu bài dân quyền,
dân tộc, dân chủ. Đây là thủ đoạn “mưa dầm thấm lâu” trong chiến lược diễn biến
hòa bình mà lâu nay các nước đế quốc đang sử dụng để chống phá Việt Nam.
Rõ ràng, vụ
việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 gây hậu quả nghiêm trọng
về nhân mạng con người, ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự tại địa phương, cho
thấy tính chất côn đồ, man rợ của những kẻ gây án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét