Trước đổi mới,
Đảng ta xác định kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Sau đổi mới (Đại hội VI
năm 1986), Đảng đổi mới tư duy về phát triển kinh tế và xác định các thành phần
kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế HTX, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay Đảng ta xác định xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều
quan hệ sở hữu. Đại hội XIII khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN là
mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là nền
kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo
các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;…”[1].
Xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là quan điểm xuyên suốt và nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986
đến nay. Trong tiến trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc
tế, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta xác định kinh tế nhà nước giữ vị trí trọng yếu,
vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tạo
nền tảng cơ bản để phát triển mọi ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Phát biểu về
vấn đề này Ông Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy
Khối Doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với điều kiện
của nước ta và là tiêu chí quan trọng bảo đảm tính định hướng XHCN, bởi: vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện rõ bản chất, đặc trưng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước xuất phát từ lợi
ích của đất nước, của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; kinh
tế nhà nước có vai trò đầu tầu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức sở hữu khác
trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt như cần nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng
khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới hình thành; kinh tế nhà nước có vai
trò chủ đạo sẽ bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Đối với an
ninh quốc gia, kinh tế nhà nước thể hiện vai trò nắm giữ những ngành đặc biệt
quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia (sản xuất, sửa chữa vũ
khí, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh,...). Đồng thời, tham gia chiếm
giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để chủ động định hướng xã hội, làm đối
trọng trong phát triển hội nhập kinh tế quốc tế; về mặt xã hội, kinh tế nhà nước
có vai trò quan trọng trong gánh vác chức năng và vai trò xã hội.
Với vai trò của
mình, những năm qua, kinh tế nhà nước đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung
trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt
Nam. Thể hiện ở việc: giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương,
đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước; nền kinh tế phát triển ổn định,
năng lực cạnh tranh cao cả về quy mô của nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp và sản phẩm quốc gia; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo
đảm an ninh kinh tế./.
[1] Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2021, tr.128.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét