Nội dung cơ bản của học
thuyết này là: Giai cấp công nhân (GCCN) là sản phẩm và là chủ thể của các cuộc
cách mạng công nghiệp. Phương thức sản xuất công nghiệp, phương thức bóc lột
giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản, môi trường đấu tranh giai cấp hiện đại với
giai cấp tư sản đã rèn luyện cho GCCN những phẩm chất cách mạng, như GCCN là
giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất đại diện cho lực lượng sản xuất (LLSX)
hàng đầu của nhân loại; được “đại công nghiệp” và đấu tranh giai cấp hiện đại
rèn luyện nên GCCN có tác phong lao động hợp tác, kỷ luật, sáng tạo, tính tổ chức.
Là giai cấp gắn liền với quá trình sản xuất mang tính chất xã hội hóa, nhưng
trong quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, họ bị bóc
lột giá trị thặng dư. Phần dôi ra từ lao động sống của người công nhân bị chủ
tư bản chiếm không chính là bản chất kinh tế - xã hội của phương thức bóc lột
giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa. Đại diện cho LLSX tiên tiến, lãnh đạo các
giai cấp bị bóc lột, áp bức đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản để xác lập một xã
hội mới với các giá trị công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do là sứ mệnh mà lịch
sử trao cho GCCN hiện đại.
Cho đến nay, lịch sử đã
chuẩn bị các điều kiện, tiền đề vật chất cho sự nghiệp giải phóng GCCN và các
giai cấp bị áp bức bóc lột, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó là sự
phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
và sự trưởng thành của GCCN. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản - chính đảng của
GCCN, GCCN cùng nhân dân lao động thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa hoặc
cách mạng giải phóng dân tộc để tiến hành xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và
xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự nghiệp giải phóng giai cấp, dân tộc, nhân loại; sự
nghiệp giúp cho con người được phát triển trong một xã hội lao động, hòa bình,
công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do đã có những cơ sở hiện thực. Lý tưởng ấy,
với sứ mệnh lịch sử của GCCN lần đầu tiên đã xuất hiện khả năng hiện thực và có
thể hiện thực hóa.
Sứ mệnh lịch sử của GCCN,
theo V.I. Lê-nin, được coi là “điểm trung tâm, nội dung chủ yếu của học thuyết
Mác” và là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội hiện đại.
Đáng lưu ý là, từ các
thành tựu kỹ thuật và các vấn đề về xã hội đặt ra trong cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, đã có một số luận điệu xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
GCCN.
Vì vậy chúng ta phải nhận
thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Đồng thời kiên quyết phản bác những luận điệu sai trái xuyên tạc, phủ
nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN, góp phần bảo vệ nền tảng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin trong bối cảnh mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét