Hiện nay tin giả đang là vấn nạn của môi trường số. Tin giả
không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam mà là thách thức mang tính toàn cầu. Việc ngăn
chặn thông tin xấu độc thực sự là công việc khó khăn. Giải pháp căn bản là cần
có sự vào cuộc tích cực, chủ động của mọi bộ, ngành, các tổ chức, gia đình. Khi
toàn xã hội vào cuộc thì mới giải quyết được căn cơ vấn đề này trên không gian
mạng...
Tận dụng triệt để tiện ích công nghệ số, lợi dụng vào những khó
khăn, thách thức trong quản lý, xử lý, ngăn chặn thông tin xấu độc của các cơ
quan quản lý Nhà nước, các thế lực thù địch ngày càng thực hiện nhiều hơn, sâu
hơn, rộng hơn, tinh vi hơn... các chiến dịch tuyên truyền bằng thông tin thất
thiệt, tư tưởng phản động. Thông tin trên môi trường số cũng giống như luồng cá
giữa đồng nước mênh mông, rất khó để có thể ngăn chặn chúng, chiêu trò; xuyên
tạc, lèo lái dư luận hiểu sai lệch về các sự kiện thường kỳ, thường niên cũng
chỉ là một trong rất nhiều hình thức, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa
bình” do các thế lực thù địch thực hiện. Cách tốt nhất chúng ta cần làm là nâng
cao khả năng miễn nhiễm, trình độ thẩm định, kỹ năng thanh lọc để không bị cuốn
vào các thông tin thất thiệt, phản động do các thế lực thù địch tung ra. Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên:
“Không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.
Muốn phát huy được sức mạnh cộng đồng, sức mạnh toàn xã hội
trong môi trường số thì cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ tinh thần, trách
nhiệm tiên phong. Bắt đầu từ mỗi chi bộ, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính
trị phải nhất quán quan điểm “lấy xây để chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.
Chúng ta có mạng lưới thông tin từ hệ thống báo chí, truyền thông dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Đó là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của toàn dân,
toàn quân; là môi trường cung cấp, lan tỏa thông tin chính thống, tin cậy; là
cơ sở để nhận diện, đấu tranh vạch trần, đẩy lùi các luận điệu xuyên tạc, thù
địch...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét