Trong thời gian vừa
qua, tại Việt Nam thời báo, đối tượng Hồng Dân phát tán bài “Truyền thông
chính sách và báo chí tư nhân” nhằm xuyên tạc vấn đề tự do báo chí ở đất nước
ta. Như chúng ta đã biết theo quy định ở Điều 25, Hiến pháp năm 2013, công dân
có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và có quyền được tiếp cận thông tin.
Chúng ta đã xây dựng được Luật Báo chí năm 2016, quy định rất rõ quyền tự do
báo chí của công dân. Công dân có quyền được sáng tạo các tác phẩm báo chí,
cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông
tin báo chí.
Về quyền tự do ngôn luận trên báo chí, pháp
luật Việt Nam quy định rất rõ đó là công dân có quyền phát biểu ý kiến của mình
về tình hình đất nước, thế giới; người dân có quyền góp ý, phê bình, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước,
tổ chức chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, theo Luật
Báo chí của ta cũng như các quy định của luật pháp Việt Nam, nếu anh đăng phát
những thông tin chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó có việc xuyên tạc, phỉ
báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, gây chiến
tranh tâm lý, đăng những thông tin gây chia rẽ các tầng lớp nhân dân, những nội
dung kích động chiến tranh, chống lại độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc
phạm dân tộc, tiết lộ thông tin thuộc bí mật Nhà nước...là những hành vi pháp
luật Việt Nam cấm.
Có nhiều lý do, theo
chúng tôi, một là họ không hiểu, hoặc là họ biết nhưng cố tình không hiểu và
xuyên tạc. Theo tôi, những quan điểm cho rằng, chúng ta không có tự do báo chí
là cố tình xuyên tạc và kích động dư luận.
Tuy nhiên, không phải là họ không hiểu về tự
do báo chí mà họ hiểu nhưng họ cố tình xuyên tạc. Đây là họ lợi dụng vào những
sơ hở, những thiếu sót trong việc chúng ta thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước để họ vu cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét