Tuyên
truyền giáo dục quần chúng trong công tác vận động quần chúng bảo vệ ANTT có
vai trò quan trọng đặc biệt, làm cho quần chúng nhận thức được vị trí, ý nghĩa,
quan trọng của công tác bảo vệ ANTT, thấy được nghĩa vụ và quyền lợi của mình
mà tự giác tham gia phong trào.
-
Công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng có các hai hình thức cơ bản: tuyên
truyền và cổ động.
Ngoài
những hình thức trên còn có những hình thức giáo dục quần chúng rất sinh động,
có sức cổ vũ tác động rất mạnh mẽ. Chẳng hạn việc xét xử công khai một án; sử
dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính đối với một số đối tượng, việc ban bố
một chủ trương, chính sách hợp lòng dân, một cuộc tranh luận công khai trên báo
chí...
-
Nội dung tuyên truyền giáo dục quần chúng.
+
Trước hết tuyên truyền giáo dục quần chúng nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu
và hoạt động phá hoại của kẻ địch và các phần tử thù địch trong nước cũng như
ngoài nước, vạch trần bản chất xấu xa, nham hiểm của chúng; thấy được tính chất
gay go phức tạp, quyết liệt và lâu dài của cuộc đấu tranh giữ gìn an ninh trật tự.
+
Bồi dưỡng cho quần chúng những hiểu biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của
các loại đối tượng. Đi liền với vấn đề đó là việc chỉ ra những cách thức phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với từng đối tượng, làm cho quần chúng
biết tự mình tổ chức các hoạt động chống lại kẻ thù. Bồi dưỡng cho quần chúng
hiểu đường lối chính sách pháp luật, sống và hành động theo pháp luật. Đây là
những vấn đề có tính chất nền tảng để phòmg ngừa một cách vững chắc nhất, triệt
để nhất. Hơn thế nữa, chính sách, pháp luật là công cụ quan trọng để quần chúng
đấu tranh với những hành vi phá hoại, vi phạm chính sách pháp luật, thực hiện
triệt để quyền làm chủ của quần chúng.
+
Tuyên truyền giáo dục quần chúng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc giữ gìn
ANTT là một trong những động lực tư tưởng quan trọng thúc đẩy quần chúng hành
động. Chỉ khi quần chúng ý thức rõ ràng rằng: Tích cực tham gia đấu tranh chống
tội phạm là hành động thiết thực để bảo vệ cuộc sống yên vui của mình; An ninh
của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể gắn liền chặt chẽ với sự yên ổn của quốc
gia; mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ đối với mọi người, với đất nước...thì mới động
viên được quần chúng hành động, “phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”
mới trở thành một phong trào rộng khắp.
+
Giáo dục quần chúng thấy chúng rõ sự nguy hại của những tàn tích quá khứ trong
hành vi con người để bài trừ tận gốc những tệ nạn xã hội.
Những
nội dung tuyên truyền giáo dục nêu trên chỉ là những phương hướng cơ bản. Tùy
tình hình cụ thể từng nơi, từng lúc mà có nội dung tuyên truyền giáo dục thích
hợp, vận dụng một cách sáng tạo, sát hợp với quần chúng, sẽ có tác dụng nâng
cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
-
Thực tiễn của công tác tuyên truyền giáo dục cho thấy, nội dung tuyên truyền
giáo dục phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:
+
Chân thật: là yêu cầu quan trọng đảm bảo cho công tác tuyên truyền giáo dục thành
công. Sự chân thật của nội dung là bảo đảm lòng tin của quần chúng, là công cụ
để nâng cao tinh thần trách nhiệm chung trên cơ sở hiểu rõ thực tiễn để góp
phần giải quyết thực tiễn.
+
Thiết thực, cụ thể: chỉ ra một cách cụ thể cách giải quyết các yêu cầu đấu
tranh đặt ra.
+
Rõ ràng, dễ hiểu, hợp với từng trình độ quần chúng nhân dân.
+
Kịp thời, nhanh nhạy, phù hợp với nhu cầu thông tin của quần chúng. Thường
xuyên theo sát tình hình thực tiễn để nắm bắt, giải thích, hoặc đập lại kịp
thời các luận điệu phản tuyên truyền của địch, hình thành dư luận xã hội chống
lại sự tấn công của kẻ thù.
-
Các phương pháp tuyên truyền giáo dục quần chúng:
Phương
pháp tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng là cách thức đem nội
dung tư tưởng tác động vào đối tượng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Trong thực tiễn phương pháp tuyên truyền giáo dục rất đa dạng, phong phú, trong
đó những phương pháp sau đây có tính phổ biến nhất:
+
Thông qua các hình thức sinh hoạt của hệ thống tổ chức chính trị, xã hội.
Thông
qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng là
diễn đàn để tuyên truyền giáo dục quần chúng.
Kinh
nghiệm thực tiễn cho thấy, các đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn thường chỉ xoay
quanh một nội dung nhất định, trong lúc đó sự quan tâm của mọi tầng lớp quần
chúng đối với nội dung đó thường diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó phải
chú ý tìm hiểu đối tượng giáo dục mà bố trí lại nội dung cho thích hợp là việc
cần thiết. Mặt khác trong quần chúng trình độ nhận thức có sự chênh lệch, các
yếu tố tâm lý, tập quán... là chướng ngại phức tạp. Do đó phải bồi dưỡng nòng
cốt, lấy nòng cốt để lôi kéo, giáo dục quần chúng là việc làm không thể thiếu
trong tuyên truyền giáo dục theo phương pháp này.
+
Tuyên truyền miệng.
Tuyên
truyền miệng có lợi thế là người nói trực tiếp gặp gỡ người nghe, có điều kiện
hiểu tâm trạng quần chúng. Họ có thể bàn bạc, trao đổi, trực tiếp trả lời câu
hỏi của quần chúng, nhận ngay được phản ứng của người nghe, do đó sớm điều
chỉnh nội dung cho phù hợp.
Bằng
lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên định kỳ báo cáo một đề tài nào đó cho
một số quần chúng; tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi, hỏi đáp những vấn đề về
ANTT mà nhân dân nêu ra... là những cách làm thiết thực, có hiệu quả nhanh
chóng.
Thực
tiễn cho thấy, kể cả khi hình thức, phương tiện thông tin đại chúng phát triển
mạnh mẽ, tuyên truyền miệng vẫn là một phương pháp không thể thiếu để truyền
đạt thông tin kịp thời dập tắt những luận điệu phản tuyên truyền.
+
Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.
Thế
mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng là thông tin nhanh, hình thức
phong phú đa dạng, thu hút sự chú ý của quần chúng, có mọi chương trình, nội
dung cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Nó gây ảnh hưởng hàng ngày hàng giờ
đến hàng triệu quần chúng ở khắp mọi nơi, mọi miền của đất nước.
Triệt
để khai thác những phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp tuyên truyền
giáo dục quần chúng có nhiều lợi thế, song phải khai thác nó sao cho khoa học
và có hiệu quả. Do vậy phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đối tượng tuyên
truyền, giáo dục và tác dụng của tựng loại phương tiện, để không ngừng cải tiến
hình thức, nội dung của nó.
+
Đưa nội dung tuyên truyền giáo dục vào hệ thống giáo dục các cấp.
Sự
phong phú của các hình thức đào tạo có hệ thống tổ chức, chặt chẽ, thống nhất
từ thấp đến cao, với qui mô rộng lớn là điều kiện thuận lợi để tiến hành công
tác tuyên truyền giáo dục quần chúng. Nhà trường là nơi đào tạo cán bộ, đào tạo
con người có hệ thống khoa học, do đó phải biến các hoàn cảnh, điều kiện thuận
lợi trên thành hiện thực. Một mặt cần đưa vào chương trình học tập từng cấp
những nội dung thích hợp về luật lệ về
giáo dục công dân..., mặt khác cần có chương trình tuyên truyền cổ động thường
xuyên trong các trường học về nội dung công tác bảo vệ an ninh trật tự.
+
Thông qua các hình thức sinh hoạt văn
hoá, nghệ thuật.
Đây
là hình thức hấp dẫn, thu hút được quần chúng.Các hình thức sinh hoạt văn thơ,
điện ảnh, sân khấu các lễ hội dân gian diễn ra hành ngày, hàng giờ khắp mọi nơi
là những môi trường tốt để giáo dục quần chúng trong sự hưng phấn cao độ. Vấn
đề quan trọng là phải có những tác phẩm, những điển hình tốt mang tính chất giáo
dục cao, tạo được dư luận lên án những hành vi đi ngược lại lợi ích của quần
chúng thì mới phát huy hết khả năng tiềm tàng của hình thức này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét