Sức mạnh mềm được hiểu là khả năng tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút để các nước khác “tự nguyện” thay đổi hành vi, chính sách phù hợp với điều mà quốc gia đó muốn, thay vì cưỡng bức thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự. Sức mạnh mềm và sức mạnh cứng củng cố, bổ sung và tăng cường cho nhau, kết hợp thành sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Phát huy sức mạnh mềm dân tộc là một nội hàm quan
trọng làm nên thành công của đối ngoại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử
đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới gần
40 năm qua. Trong thời gian tới, tiếp tục phát huy vai trò của sức mạnh mềm để
nâng cao vị thế quốc gia, phục vụ công cuộc phát triển đất nước, nhất là trong
ngoại giao đa phương, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam.
Những điểm làm nên sức hấp dẫn nhất của
sức mạnh mềm Việt Nam hiện nay là tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc, chính sách
phát triển kinh tế và nền văn hóa, trong đó văn hóa của Việt Nam luôn hấp dẫn
và có sức lôi cuốn các nước phương Tây”. Bản sắc, tinh thần, nét văn hóa và
con người Việt Nam, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh, cùng với truyền thống
ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao “tâm công” đã được vận dụng mạnh mẽ để phát
huy sức mạnh mềm trong công cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước và sự nghiệp
đổi mới. Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16-7-1998, của Hội nghị Trung ương 5 khóa
VIII, “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” đã nhấn mạnh những điểm
nổi bật của bản sắc Việt Nam, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng
xóm - Tổ quốc, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo
trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử và tính giản dị trong cuộc sống. Đây
cũng là những nét đẹp về truyền thống, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam
được đông đảo các nước, bạn bè quốc tế tin cậy, đánh giá cao.
Ngày nay, việc thúc đẩy sức mạnh mềm đã
trở thành một định hướng quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà
nước Việt Nam; được khẳng định rõ trong Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp
của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại”, “phát huy mạnh mẽ lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc và giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam”, “không ngừng nâng cao
vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Nghị quyết số 22-NQ/TW, của Bộ Chính trị,
ngày 10-4-2013, “Về hội nhập quốc tế” nhấn mạnh “phát huy vai trò của Việt
Nam trong việc định hình các quy tắc, luật lệ trong ASEAN và các cơ chế, diễn
đàn quốc tế”, “tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với
bạn bè quốc tế”.
Trên cơ sở đó, trong những năm gần đây, sức mạnh mềm của Việt Nam tiếp tục được
phát huy mạnh mẽ, giúp nâng cao thế và lực của đất nước trên trường quốc tế,
qua đó góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, phục vụ công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Một là, giá trị địa - chiến lược của Việt Nam đã
gia tăng đáng kể thông qua hệ thống quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở, đa
tầng nấc. Cụ thể là, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192/193 quốc gia
thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn
diện với 30 nước; thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; có quan
hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước; là thành viên tích cực của trên 70
tổ chức khu vực và quốc tế; đóng vai trò quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) và nhiều cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc; có 98 cơ quan
đại diện tại nước ngoài… Nhiều nước lớn, đối tác quan trọng mong muốn củng cố,
đưa quan hệ song phương với Việt Nam đi vào chiều sâu; vận động Việt Nam ủng hộ
và tham gia các sáng kiến, chiến lược của các nước. Hầu hết các nước trên thế
giới nhìn nhận giá trị chiến lược của Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa
bình, hòa hiếu, nhân văn, thủy chung, có chính kiến, bản lĩnh, trọng công lý,
lẽ phải và luật pháp quốc tế, không “chọn bên”, không theo bên này chống bên
kia; đồng thời, là nhân tố có thể hàn gắn sự khác biệt, thúc đẩy những điểm
tương đồng.
Hai là, về phát triển, Việt Nam được đánh giá là
quốc gia có môi trường chính trị - xã hội ổn định, an ninh và trật tự, an toàn
xã hội được bảo đảm, con người cần cù, sáng tạo, thân thiện, hiếu khách, tạo
lợi thế hấp dẫn lâu dài về kinh tế, đầu tư, du lịch. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sớm đạt
nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và đang tích cực triển khai các SDG,
được Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là điển hình thành công
của nước đang phát triển.
Ba là, trên bình diện đa phương, Việt Nam đã
khẳng định mạnh mẽ bản sắc độc lập, tự chủ, hoàn thành xuất sắc nhiều vị trí
quan trọng tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009, 2020 - 2021), Chủ tịch ASEAN (năm 2010,
2020), đăng cai Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC, năm 2017), thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ
2014 - 2016, 2023 - 2025), thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2023 - 2027, cùng nhiều tổ chức,
diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế quan trọng khác; đồng thời, thúc đẩy các
cơ chế quan trọng của ASEAN, như Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu
vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Bên cạnh
đó, Việt Nam đã bước đầu phát huy vai trò trung gian qua việc tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vào năm 2019.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia cho rằng,
về tổng thể, sức mạnh mềm của Việt Nam hiện nay mới được đánh giá ở mức độ tầm
trung. Theo Chỉ số Global Soft Power năm 2021, Việt Nam đứng thứ 47/105. Tại
các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhiều sáng kiến mà Việt Nam thúc đẩy
trong thời gian qua còn mang tính đơn lẻ, chưa kết hợp lồng ghép mạnh mẽ bản sắc
và hình ảnh Việt Nam để tạo nên “bản sắc thương hiệu” của quốc gia, từ đó tạo
được sức hút về lâu dài. Đồng thời, công tác nghiên cứu và tham mưu về sức mạnh
mềm, nhất là trong khuôn khổ ngoại giao đa phương còn hạn chế
VTK-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét