Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, hoạt
động “cho vay nặng lãi”, “tín dụng đen” có xu hướng gia tăng và diễn biến phức
tạp.
Hiện nay, để né tránh việc xử lý của cơ
quan chức năng, hoạt động “cho vay nặng lãi” , “tín dụng đen” đã được “biến
tướng” dưới nhiều hình thức khác nhau.
Các đối tượng tổ chức phát, dán tờ rơi quảng cáo với
nội dung chào mời hấp dẫn như “Cho vay tiền nhanh gọn, không thế chấp”, “Cho
vay nhanh, có tiền liền”... trên các tuyến đường, nơi công cộng, khu vực dân cư
để tiếp cận người vay có nhu cầu được giải ngân sớm… Một số đối tượng tổ chức
hoạt động kinh doanh dịch vụ như: Cầm đồ, tư vấn, hỗ trợ tài chính; mua bán,
trao đổi, cho thuê xe máy, ô tô… để cho vay tiền hoặc cầm cố tài sản với lãi suất
cao (khoảng 30%/01 tháng) với thủ tục đơn giản, không đúng với quy định của Nhà
nước (có trường hợp không cần bất cứ điều kiện bảo đảm nào vẫn có thể vay được
tiền…). Bên cạnh đó, các đối tượng thường thành lập các công ty, cửa hàng kinh
doanh để hợp pháp hóa, né tránh các cơ quan chức năng; cá biệt, một số không có
cơ sở, địa điểm cụ thể mà biến tướng theo dạng câu kết với nhau ở nhiều địa bàn
trong và ngoài tỉnh…
Một thủ đoạn tinh vi, biến tướng nguy hiểm của “tín
dụng đen” là lập các hợp đồng “giả cách” với người vay tín chấp, thế chấp. Các
giao dịch cho vay này thường là thỏa thuận ngầm, việc vay nợ thường được chuyển
hóa bằng cách viết giấy nhận tiền để xin việc làm vào các cơ quan nhà nước, thế
chấp tài sản có giá trị cao (nhà, đất, ô tô) với giá thấp có công chứng hoặc
buộc người vay tiền phải làm thủ tục bán tài sản cho đối tượng, sau đó thuê lại
tài sản ... Người vay cần vay số tiền lớn trong thời gian ngắn để sử dụng và
chấp nhận trả lãi suất rất cao đến khi mất khả năng chi trả sẽ bị buộc chuyển
quyền sở hữu tài sản đã thế chấp cho các đối tượng cho vay. Ngoài ra các đối
tượng còn tìm cách móc nối với một số cán bộ ngân hàng để “cò”, “môi giới” cho
vay nặng lãi hoặc các đối tượng có thể tìm cách làm trung gian, bỏ vốn phục vụ
việc “đáo nợ” cho những người vay ngân hàng đến hạn, hưởng lãi suất cao từ phía
người vay…
Đến hạn, các chủ nợ bắt người vay nợ phải trả tiền
hoặc viết giấy vay nợ tiếp (với số tiền vay nợ lần sau là cộng cả số tiền gốc
và lãi của lần vay nợ lần trước, sau đó trừ luôn số tiền lãi ít nhất của một
tháng liền kề tiếp theo…); đến khi người vay chỉ có thể trả một phần hoặc không
trả nợ được, các đối tượng sẽ cho bộ phận đòi nợ được phân cấp khác nhau nhắn
tin, gọi điện nhắc nhở, đe dọa, khủng bố tinh thần từ người vay tiền đến người
thân của họ và toàn bộ các mối quan hệ trong danh bạ điện thoại mà người vay
tiền cung cấp trước đó. Thậm chí, các đối tượng còn cắt ghép hình ảnh của người
vay tiền rồi tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ uy tín, hạ danh dự, làm nhục để
thúc ép người vay trả nợ hoặc người nhà phải trả tiền. Ngoài ra, một số đối
tượng còn tụ tập, ném chất bẩn vào nhà người vay, đe dọa giải quyết theo kiểu
“luật rừng” để gây sức ép, khủng bố tinh thần… buộc “con nợ” phải trả tiền…
Ngày nay, hoạt động “cho vay nặng lãi”, “tín dụng đen”
vẫn có “đất sống” một phần do người dân vẫn có nhu cầu vay mượn tiền bạc để
tiêu dùng. Một phần, do sự biến tướng một cách tinh vi của hoạt động “cho vay
nặng lãi”, “tín dụng đen” đã làm nhiều người dân mắc bẫy. Và quan trọng hơn, họ
tìm đến hình thức cho vay như trong vụ việc trên bởi được giải ngân nhanh và
không cần có tài sản thế chấp.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng đã nhận được
phản ánh của người dân và điều tra, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc khi người
dân vay ở các đối tượng này mà chưa có khả năng trả nợ, hoặc trả không đúng
thời hạn đã bị đe dọa đánh đập, khủng bố tinh thần, cưỡng đoạt tài sản, uy hiếp
không cho trình báo với cơ quan công an, gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu về tài chính của người dân tăng cao
và thường tìm đến những tổ chức cho vay này để vay nóng. Để góp phần bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời, để tránh trở thành nạn nhân của hoạt
động “cho vay nặng lãi”, “tín dụng đen”; Góc Nhìn Người Đà Lạt khuyến cáo: Mọi
công dân nên hết sức thận trọng và cảnh giác trước những phương thức, thủ đoạn
hoạt động tín dụng đen và cho vay nặng lãi. Đặc biệt, không vay mượn tiền của
các đối tượng cho vay qua số điện thoại được treo, dán trên tờ rơi, cột điện…
phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác trước những lời mời gọi, quảng cáo hấp dẫn của
các đối tượng để không phải trở thành “con nợ” của hoạt động “cho vay nặng
lãi”, “tín dụng đen” dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, khi phát hiện
những hành vi như trên, người dân nên báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất
để được hỗ trợ kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét