Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, “thế trận lòng dân” là một yếu tố vô cùng quan trọng và quyết định đến việc hình thành sức mạnh chính trị, quân sự, quốc phòng to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. "Thế trận lòng dân" là khái niệm tượng trưng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết, chiến đấu và phấn đấu của toàn dân tộc, góp phần tạo nên nền tảng chính trị vững chắc và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, để thực hiện các mục tiêu của cách mạng. Không giống như thế trận quân sự hay quốc phòng, "thế trận lòng dân" được thể hiện bằng sức mạnh nội sinh của quốc gia và dân tộc. Tuy nhiên, "thế trận lòng dân" không tự nhiên hình thành mà phải được củng cố thông qua đường lối, chủ trương và chính sách hợp lòng dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và được triển khai thống nhất trong mọi tầng lớp và giai tầng xã hội. Ngày nay, kế thừa truyền thống của ông cha, trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, việc xây dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm và phát huy mạnh mẽ.
Đầu
tiên, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân về chủ
trương xây dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân. Đây là giải
pháp quan trọng hàng đầu, quyết định đến việc xây dựng “thế trận lòng dân”
trong nền quốc phòng toàn dân. Bởi lẽ, có nhận thức đúng, từ đó có hành động
đúng. Do đó, cần quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị và nhân dân về chủ
trương xây dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân theo tinh thần
Đại hội XIII của Đảng.
Thứ
hai, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;
xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố mối quan hệ
mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí, niềm tin, quyết tâm của toàn
dân tộc, tạo thành nền tảng chính trị - tinh thần vững chắc để huy động sức mạnh
tổng hợp của cả dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Thứ
ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần
của nhân dân. Thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội trong từng bước phát triển.
Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chăm
lo sức khỏe cho nhân dân.
Thứ
tư, tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch nhằm phá hoại “thế trận lòng dân”. Tăng cường đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư
tưởng của Đảng, phòng, chống và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến
hòa bình”, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp
phần xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững mạnh. Theo đó, cần chủ động nhận
diện và kiên quyết đấu tranh với âm mưu chống phá “thế trận lòng dân” của các
thế lực thù địch, nhất là âm mưu chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Gắn kết chặt chẽ giữa đấu
tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, tăng cường
“thế trận lòng dân” để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét