Các thế lực thù địch rêu rao rằng, ở Việt Nam, mạng xã
hội bị kiểm duyệt gắt gao, không có tự do thông tin, tự do Internet, các “bất đồng
chính kiến ôn hòa” trên mạng xã hội đang bị gia tăng “đàn áp”.
Ở Việt Nam, hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau
đăng ký hoạt động. Một số mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter,
Instagram... Trong đó, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 65
triệu người sử dụng. Với cơ chế hoạt động có tính chất tương tác cao, nhiều
tính năng như chat, Email, chia sẻ file, hình ảnh, nhạc, listream, tin nhắn,
trò chuyện nhóm, viết blog, chơi game, diễn đàn trực tuyến..., mạng xã hội ngày
càng thu hút nhiều người tham gia.
Mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép
tìm kiếm thông tin dễ dàng, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận,
chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Sự xuất
hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả kinh tế,
thúc đẩy giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đảng, Nhà
nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng
xã hội.
Cách nhìn phiến diện
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, các thế lực thù địch
cho rằng, ở Việt Nam mạng xã hội bị “đàn áp”, kiểm duyệt gắt gao, không có tự
do thông tin, người dùng mạng xã hội không được bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của
mình. Thậm chí chúng còn cho rằng, Việt Nam sử dụng mạng xã hội như một vũ khí
để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, vi phạm tự do ngôn luận.
Các thế lực thù địch còn cho rằng, Luật An ninh mạng của
Việt Nam có tính đàn áp, cho phép Chính phủ có quyền hạn rất rộng, có thể hạn
chế quyền tự do trên mạng, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp một lượng lớn
dữ liệu và kiểm duyệt nội dung của người dùng.
Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt và sai trái, bởi vì
Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các
quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do Internet
và mạng xã hội. Những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, một
phần nhờ tận dụng tốt cơ hội từ Internet và mạng xã hội. Chính điều kiện tự do
Internet và mạng xã hội đã góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển đất
nước.
Trên thực tế, thông qua các trang mạng xã hội, mọi người
dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình. Nhiều cơ quan, tổ chức
trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã sử dụng mạng phục vụ
cho công việc như giải quyết thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người
dân. Các hội, nhóm được lập ra trên mạng xã hội có thể trao đổi, chia sẻ thông
tin, cảm xúc hay tổ chức diễn đàn…
Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở Việt Nam
đã chứng minh rằng Việt Nam không hề “đàn áp mạng xã hội” như cáo buộc của các
thế lực thù địch, mà trái lại còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm phát triển tự do.
Mọi người dân đều được thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội trong
khuôn khổ pháp luật. Nhờ đó, an ninh mạng được đảm bảo, phòng ngừa, ngăn chặn
các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, Internet để vi phạm pháp luật Việt Nam.
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan
đến Internet và mạng xã hội như Bộ luật Hình sự 2015, Luật An ninh mạng 2018,
các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; đã triển khai công tác phát hiện, đấu tranh,
xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội để vi phạm
pháp luật. Điều đó hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc
tế, trên thế giới nhiều quốc gia cũng làm như vậy. Ngay ở Mỹ, Quốc hội nước này
cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng
Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực…
Có thể khẳng định, ở Việt Nam không hề có chuyện đàn
áp mạng xã hội hay bắt người trái pháp luật đối với bất kỳ Facebooker, Blogger
nào. Rõ ràng đằng sau những thông tin bịa đặt đó là âm mưu chính trị của các thế
lực thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Giải pháp hiệu quả
Nhận rõ các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch
và đưa ra các luận cứ khoa học để bác bỏ các quan điểm sai trái là việc làm cần
thiết và có ý nghĩa. Đồng thời, qua đó từng bước hoàn thiện chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, đổi mới công tác tư tưởng, lý luận trong tình
hình mới.
Để góp phần phản bác các quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch trên mạng xã hội, cần quán triệt đầy đủ Luật An ninh mạng 2018,
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 09/2014/BTTTT của Bộ
Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin
trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử
dụng Internet và mạng xã hội, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng và minh bạch,
tạo ra khung pháp lý nhằm răn đe, xử lý cá nhân, tổ chức đưa tin xấu độc trên
Internet và mạng xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân
hiểu rõ những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch; đề cao cảnh giác, không bị động, lúng túng trước những luận điệu
và âm mưu, thủ đoạn chống phá.
Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống
phá của đối tượng. Kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện
cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên
đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền phá chống phá.
Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa
phương, từng cơ quan, đơn vị trong cơ chế, quy chế phối hợp thống nhất. Phát
huy tính chủ động của các cơ quan chức năng trong công tác theo dõi, thanh tra,
kiểm tra, định hướng với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực nhạy
cảm dễ bị móc nối, lôi kéo.
Người tham gia mạng xã hội cần cảnh giác trước thủ đoạn
của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức tự phòng vệ. Khi phát hiện thông tin
xấu độc có thể báo đến đường dây nóng của cơ quan công an hoặc các cơ quan chức
năng để phối hợp xử lý; tích cực tham gia có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phản
bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét