Trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đem lại thắng lợi to lớn của phong trào
cách mạng thế giới. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, CNXH
từ một học thuyết trở thành một chế độ chính trị-xã hội tồn tại đến ngày nay đã
minh chứng cho giá trị và sức sống mãnh liệt, trường tồn và vai trò to lớn của
Chủ nghĩa Mác-Lênin trong sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Tuy
vậy, sau sự kiện CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
các thế lực phản cách mạng tìm mọi cách để chống lại Chủ nghĩa Mác-Lênin,
cản trở sự thâm nhập và lan rộng của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Những thế lực đòi xét lại, đòi bác bỏ nhiều vấn
đề lý luận trong quan niệm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, như lý luận
giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội...
Nhiều
nhà tư tưởng tư sản đưa ra những thuật ngữ mới như: “Xã hội siêu công nghiệp”,
“các nhà hợp nhất”, “phương tiện hợp nhất”, “siêu đấu tranh”, “ý thức hệ toàn
cầu”... của Alvin Toffler, phái Phrăng Phuốc, “chủ nghĩa Mác mới” ở các nước
phương Tây. Họ cho rằng ngày nay không còn đấu tranh giai cấp, không còn chuyên
chính vô sản, chỉ còn sự hợp tác, thống nhất, sự tương trợ thuần túy lẫn
nhau...
Từ
quan điểm của “Quyết định luận kỹ thuật”, thuyết “Hội tụ” đến “Làn sóng thứ ba”
đều nhằm gián tiếp phủ nhận phương pháp tiếp cận lịch sử bằng lý luận hình thái
kinh tế-xã hội của triết học Mác, phủ nhận những mâu thuẫn, xung đột truyền
thống, nhất là mâu thuẫn giai cấp, qua đó cũng phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Samuel P.Huntington (chuyên gia nghiên cứu chính trị Mỹ)
cho rằng, các cuộc xung đột trong lịch sử là do sự xung đột giữa các nền văn
minh với nhau...
Mặc
dù quan điểm này của Huntington cũng cung cấp thêm một cái nhìn đa diện về xung
đột, nhưng nguồn gốc sâu xa của các cuộc xung đột trên thế giới gần đây hoàn
toàn không phải do sự khác biệt về văn hóa, văn minh, càng không phải là sự
khác biệt về tôn giáo. Nguồn gốc thực sự của các cuộc xung đột lớn đó là vấn đề
lợi ích (cả kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh...). Quan điểm
này nhằm bác bỏ lý luận mâu thuẫn giai cấp, cách mạng xã hội của Chủ nghĩa
Mác-Lênin.
P.T.H.H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét