Phát triển văn hóa trong bối
cảnh hội nhập quốc tế về văn hóa có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Mặt tích cực chính là quá trình giao lưu, tiếp biến
giúp văn hóa dân tộc phát triển, tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của
các dân tộc khác để làm giàu văn hóa dân tộc mình, đồng thời quảng bá các giá
trị văn hóa của dân tộc mình đến các dân tộc khác làm đa dạng và phong phú văn
hóa nhân loại. Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để chúng ta có thể đối thoại
với nền văn hóa khác và cũng là cơ sở để tiếp thu những giá trị của các nền văn
hóa khác một cách chủ động, sáng tạo và phù hợp với văn hóa, con người Việt
Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự “chưng cất”, kết tinh những giá trị văn hóa
truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhưng trong giai đoạn hiện
nay, cần nhận thức và hiểu rõ bản sắc văn hóa của dân tộc ta phải mang hơi thở
của thời đại, phải mang tính tiên tiến (tiên tiến trong ý thức hệ, trong tư
duy, trong lối sống, cơ sở vật chất…). Do vậy, trong quá trình giao lưu, đối
thoại và hội nhập, phát triển văn hóa phải nâng cao năng lực thu hút và dung
nạp văn hóa ngoại nhập; năng lực lan tỏa văn hóa ra bên ngoài thông qua
việc phát triển thị trường văn hóa, đó là cách để cân bằng văn hóa.
Toàn cầu hóa về văn hóa cũng
chứa đựng những tác động tiêu cực đến sự phát triển văn hóa Việt Nam. Đó là
tình trạng nhập siêu văn hóa đối với một số sản phẩm không phù hợp với đặc tính
và con người Việt Nam, tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới còn một số bất cập,
hạn chế nhất định. Sự xuất hiện một số giá trị văn hóa ngoại lai tấn công vào
đời sống văn hóa Việt Nam như hiện tượng lối sống hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân,
sùng ngoại, thị hiếu xa lạ, thấp hèn đã ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc, đến quan
niệm giá trị và cấu trúc xã hội của chúng ta. Do đó, cần phải quản lý tốt thị
trường sản phẩm văn hóa nhập khẩu, củng cố bản sắc văn hóa dân tộc tăng cường quảng
bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa, phát triển mạnh mẽ
thì trường văn hóa bảo đảm tính giá trị trong sự phát triển bền vững đất nước:
“Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ hài hòa giữa giá
trị truyền thống và giá trị hiện đại”1,
đồng thời: “Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực
tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại;
từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới”2.
Do vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với không ngừng tiếp
biến văn hóa của toàn nhân loại là vấn đề cốt lõi để xây dựng và phát triển văn
hóa Việt Nam hiện nay.
NTL-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét