Kinh tế thị
trường là một mô hình thể hiện sự phát triển, một thành tựu của nhân loại.
Song, bên cạnh tính ưu việt của mô hình này, thì kinh tế thị trường vẫn còn tồn
tại những hạn chế cố hữu, đó là: gia tăng tình trạng tham nhũng; bội chi ngân
sách; cạnh tranh gay gắt, “cá lớn nuốt cá bé”; mâu thuẫn tổng cung và tổng cầu;
gia tăng số lượng doanh nghiệp phá sản; gia tăng tình trạng thất nghiệp, lạm
phát; bất bình đẳng, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; tài nguyên bị cạn kiệt;
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng… Những hạn chế cố hữu này, bản thân kinh tế
thị trường không những không thể tự khắc phục được, mà còn gia tăng theo thời
gian.
Nhận thức đúng
điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự đúng đắn, sáng suốt. Bằng sự định hướng và can
thiệp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thông qua đường lối, chủ trương, cơ chế,
chính sách, pháp luật và lực lượng vật chất Nhà nước có trong tay để định hướng,
điều tiết nền kinh tế. Do vậy, khi thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa sẽ khắc phục được những hạn chế cố hữu trên. Đồng thời, bảo đảm tính
định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, nhân lên tính nhân văn,
nhân đạo, ưu việt, cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa.
NBLi-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét