Dân chủ là phạm trù lịch sử, xuất hiện khi có nhà nước và
mỗi nền dân chủ phải gắn với một nhà nước nhất định, được pháp luật quy định. Trong
xã hội có giai cấp, tuyệt đối không thể có thứ dân chủ chung chung, phi giai
cấp. Dân chủ tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ
dân trí trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Xét trên phương diện thực tiễn, dân chủ là
bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước.
Việt Nam đã và
đang hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Trên thực tế, thể chế
nhất nguyên một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với mất dân chủ, kém
phát triển và kém dân chủ; dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng.
Trên thế giới hiện nay, có không ít nước đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là
những nước nghèo, kém phát triển.
Ngược lại, có những nước chỉ có một đảng lãnh đạo, nhưng dân
chủ được bảo đảm, kinh tế - xã hội phát triển,
đời sống nhân dân sung túc. Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, Đảng Cộng sản
Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu cho lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc ra sức hy sinh, phấn đấu cho
nền dân chủ cao đẹp nhất mà loài người từ xưa đến nay khát khao vươn tới - nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hơn chín mươi năm qua, với tư
cách một đảng mác-xít chân chính, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân
thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa nhân dân từ
thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Việc các thế lực thù địch đã lợi dụng chiêu bài “dân chủ”
đòi thực hiện chế độ đa đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo, tiến tới loại bỏ Đảng
Cộng sản Việt Nam ra khỏi tiến trình phát triển của dân tộc là mưu đồ hết sức
thâm độc, nham hiểm và trắng trợn cần phải lên án vạch trần, phản bác và đập
tan những luận điệu đó./.
=TXD-H2=
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét