Lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị khai thác triệt để, biến tấu thành nhiều bài viết, hình ảnh, video nhằm bịa đặt tình hình, bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong công tác quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo; lợi dụng các trang mạng xã hội để lan truyền, tán phát thông tin, gây tâm lý hoang mang, bất ổn, chia rẽ đoàn kết trong nước và quốc tế.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia,
trong đó chủ quyền biển, đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, về
biện pháp tiến hành, cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, linh hoạt, thực hiện
“dĩ bất biến ứng vạn biến” trong các tình huống cụ thể với mục tiêu cao nhất là
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc. Quan điểm, lập
trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, về chủ quyền đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quốc gia theo quy định của Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là rất rõ ràng và hoàn toàn có đầy
đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.
Một mặt, Việt Nam không tạo phe, không
kết nhóm, không chọn bên, không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn
cứ quân sự tại Việt Nam nhằm tấn công các nước khác, không đi theo nước này để
chống lại nước kia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế. Mặt khác, chúng ta cũng không mơ hồ, mất cảnh giác, né tránh, nhân
nhượng vô nguyên tắc, không thụ động, không dựa dẫm, không trông chờ ỷ lại;
không mắc mưu lôi kéo, kích động, khiêu khích của bất cứ thế lực nào; chỉ chọn
theo chân lý, đứng về lẽ phải, dựa trên luật pháp quốc tế vì mục tiêu hòa bình,
hợp tác và phát triển.
Nhằm quán triệt và thực hiện đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới, chúng ta cần phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, thực hiện
phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trên tinh thần “thêm bạn, bớt thù”,
tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của các bên liên quan cùng các nước
trong khu vực và trên thế giới để hạn chế những bất đồng, khắc phục sự khác
biệt, triệt để khai thác các nhân tố có lợi từ bên ngoài tạo thành sức mạnh
tổng hợp.
Tập trung giữ vững và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục; xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển
(hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư, dân quân tự vệ biển)
vững mạnh; xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng chính trị-tinh
thần vững chắc.
Tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác,
quản lý, bảo vệ biển, đảo phù hợp với luật pháp quốc tế. Kết hợp chặt chẽ các
hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao, kinh tế, quốc
phòng, an ninh; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại
quốc phòng về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
Những quan điểm nêu trên là đường lối
chính trị, căn cứ pháp lý để xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố
niềm tin trong nước, quốc tế, tạo thành nền tảng và sức mạnh tổng hợp quốc gia;
đồng thời là cơ sở để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của
các thế lực thù địch, phản động; để dư luận quốc tế hiểu rõ về lập trường, quan
điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo quốc gia trong tình hình hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét