Tự do ngôn luận, tự do báo chí phải tuân theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và pháp luật nhà nước. Đó là thông lệ quốc tế, được áp dụng nhằm phục vụ cho tuyên truyền đường lối chính trị ở bất cứ quốc gia và thể chế chính trị nào. Điều đó cũng có nghĩa là không thể “phi chính trị hóa” báo chí và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.
Trong thời
gian vừa qua, lợi dụng cơ quan chức năng khởi tố, bắt giam, xét xử một số kẻ
lợi dụng danh nghĩa hoặc mạo danh nhà báo vi phạm pháp luật, các tổ chức phản
động đã tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam, đòi “phi
chính trị hóa” báo chí.
Không hiểu
lấy lý do gì mà Việt Tân và những tổ chức truyền thông bên ngoài lại “gán” cho
những kẻ bị truy tố là “nhà báo độc lập”, “nhà phản biện”, “nhà báo bảo vệ sự
thật”… Ngay cả những kẻ đăng thông tin chống đối lên các nền tảng mạng xã hội
(MXH) cũng được chúng gắn mác cho là “nhà báo”, “blocger”, “nhà báo chân
chính”…
Thực chất
đó là những kẻ “sản xuất” ra nhưng trang phản động, viết bài chống đối vi phạm
pháp luật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Và không ngừng ca ngợi, cổ
xúy cho những kẻ sản xuất, lưu trữ, phát tán tài liệu chống phá Nhà nước trên
MXH cũng được xem là “nhà báo chân chính”, “dám dấn thân”… Chúng viện dẫn Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948: “Tự do tư tưởng, tự do xuất bản là quyền cơ
bản của con người”, nhưng lại cố tình bỏ đi vế sau: “Quyền tự do đó nằm trong
khuôn khổ pháp luật và thể chế mỗi quốc gia”.
Những hoạt
động chống đối, đòi tự do báo chí vô giới hạn như đã nêu đặt ra cho báo chí
cách mạng trách nhiệm nặng nề. Một trong những thách thức lớn là kẻ địch trực
tiếp tấn công người làm báo, thông qua đó để mua chuộc, lôi kéo phục vụ cho
những mưu đồ của chúng. Những luận điệu trắng trợn vu cáo Đảng và Nhà nước ta
“vi phạm quyền tự do báo chí”, đòi “phi chính trị hóa” báo chí, tách báo chí
khỏi sự lãnh đạo của Đảng đã làm cho một số cơ quan báo, nhà báo mất phương
hướng chính trị. Đằng sau quan điểm, luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do,
lấy “tự do báo chí vô giới hạn” là ý đồ sâu xa phê phán thể chế chính trị, sự
lãnh đạo của “độc Đảng”… Cho nên, người làm báo phải thực hiện tốt chức năng
của mình, đưa thông tin nhanh, chính xác, phục vụ tốt cho đường lối của Đảng
trong lãnh đạo đất nước nói chung và với báo chí nói riêng. Mọi hoạt động không
tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng là hành động chống đối cần được ngăn chặn từ
trong tư tưởng và hoạt động của những người làm báo
Mọi mưu
toan “phi chính trị hóa” đối với hoạt động báo chí, tách báo chí ra khỏi sự
lãnh đạo của Đảng đều là ảo tưởng, đi ngược lại sự thật những gì đang diễn ra
tốt đẹp ở Việt Nam. Không thể chấp nhận những kẻ lợi dụng tự do báo chí lại có
những hành vi vi phạm pháp luật. Cho nên, phạm trù “tự do báo chí” cần được
hiểu đúng và nhận diện rõ âm mưu của các thế lực phản động để lên án, đấu
tranh.
Trong giai
đoạn hiện nay, báo chí còn có sứ mệnh quan trọng được xác định trong Đại hội
Đảng 13: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường
xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị;
đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Nghị quyết
số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa 12 nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
là bảo vệ Đảng, cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ Nhân dân, Nhà
nước pháp quyền XHCN”. Báo chí cách mạng không thể chấp nhận có cái gọi là “phi
chính trị”, “phi giai cấp” mà phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Định hướng đó
vừa là phương châm cho báo chí hoạt động, vừa phát huy được tính cách mạng, dân
chủ, khoa học và nhân văn. Đó cũng là công cụ cần thiết cho bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng hiên nay.
Trận địa
bảo vệ Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm “phi chính trị”, “thoát ly khỏi
sự lãnh đạo của Đảng” đặt ra cho những người làm báo về quan điểm chính trị,
trở thành những chiến sĩ kiên trung trên trận tuyến không tiếng súng. Báo chí
và người làm báo tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Đảng là nguyên tắc tất
yếu. Không thể chấp nhận phi chính trị trong báo chí cách mạng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét