Mới đây, Nguyễn Văn Chữ đã phát tán cái gọi là “Thành quả của chính sách “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của quan chức và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trang “Baoquocdan”. Y đã đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc về bản chất nền kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bôi đen những thành quả cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mục đích cuối cùng của Nguyễn Văn Chữ vẫn là phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội; đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, hướng lái cách mạng Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Những thành quả của cách
mạng Việt Nam, sau gần 40 năm đổi mới là minh chứng rõ nét khẳng định đi lên
chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng, là sự lựa chọn đúng đắn, sáng
suốt, phù hợp với quy luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhân dân ta,
để “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay”[1].
1. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam là kết quả của sự nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. Sau gần 40 năm đổi mới và thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử. Thế nhưng, bất chấp sự thật đó, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách
để phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Nguyễn
Văn Chữ lại cho rằng: bản chất của mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa” thật ra là hai nền kinh tế mâu thuẫn, đối nghịch nhau!. Thực
tế ở Việt Nam: kinh tế xã hội chủ nghĩa hướng dẫn kinh tế thị trường. Cho nên
khu vực tư doanh kể cả tư doanh ngoại quốc bị đối xử không công bằng!?. Từ đó,
y đã xuyên tạc, vu khống cho rằng: định hướng thị trường do Đảng lãnh đạo để
tạo và tối đa hoá cơ hội cho tham nhũng và lợi ích nhóm!, để nền kinh tế Việt
Nam lệ thuộc cực kỳ cao vào tình trạng kinh tế thế giới!? Rõ ràng, đây là luận
điệu đổi trắng thay đen, thể hiện “tâm địa xấu xa, nhìn thiên nga hoá vịt” của
Nguyễn Văn Chữ.
2. Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhận định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng
ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới,
xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế
giới”[2]. Đây là cống hiến mới của Đảng
Cộng sản Việt Nam, góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường
lối đổi mới cũng như lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam; đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin
Đại hội XIII, Đảng ta đã
chỉ ra nội hàm cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
“Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng
bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích
phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế –
xã hội”[3]. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của
kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của
kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên
tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ
chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì
nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ)”[4]. Nói cách khác, nền kinh tế thị trường
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vừa có yếu tố của chủ nghĩa
xã hội, vừa có yếu tố chưa phải của chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu phát triển của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thể hiện lợi ích của nhân dân, vì nhân
dân. Phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có sự tham gia, giám
sát của nhân dân và xã hội, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát
triển kinh tế – xã hội. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
nhân tố quyết định, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh
tế thị trường, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nguyên
tắc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa bảo
đảm động lực, khuyến khích cạnh tranh phát triển, vừa bảo đảm giải quyết tốt
các vấn đề xã hội: Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác
và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát
triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; thống nhất chính sách kinh tế với
chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát
triển; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; phát huy
vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội.
Như vậy, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là kết quả của sự nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là sự nắm bắt
và vận dụng sáng tạo xu thế vận động của kinh tế thị trường trong thời đại ngày
nay, tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh nhân loại, sử dụng, phát huy cao
độ vai trò tích cực của kinh tế thị trường. Hạn chế tối đa những khuyết tật tự
phát trong kinh tế thị trường, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu từng bước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau gần 40 năm đổi mới và thực hiện mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Sự phát triển sinh động của mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa này trên thực tế đã, đang và sẽ góp phần
hoàn thiện lý luận về mô hình kinh tế mới rất sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhân dân Việt Nam; đó là những bằng chứng đanh thép để bác bỏ những luận
điệu sai trái và chiêu trò xuyên tạc của các thế lực thù địch.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập II,
Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 322.
[2] Nguyễn Phú Trọng, “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. CTQGST, H. 2022, tr. 26
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb.
CTQGST, H. 2021, tr. 128 – 129
[4] Nguyễn Phú Trọng, “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. CTQGST, H. 2022, tr. 25
NBL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét