Quán triệt sâu sắc quan điểm “nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo, linh hoạt phương pháp phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, đã giúp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; “thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Đây là vấn đề cốt lõi để xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tuy
nhiên, trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, việc xây dựng “thế trận lòng dân”, dựa
vào dân và phát huy sức mạnh toàn dân có lúc, có nơi còn hạn chế, bất cập. Do
đó, để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, tạo sự đồng thuận, “đồng tâm
hiệp lực” của nhân dân, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số
giải pháp sau:
Một
là, quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể, là trung tâm trong
đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhân dân là chủ thể, là trung tâm của công cuộc
đổi mới, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, do đó, mọi chủ trương,
chính sách đều phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính
đáng của nhân dân; khơi dậy được sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân trong đấu
tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch. Kiên trì thực
hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân để hiểu dân, kịp thời đáp ứng những nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, tránh để những bức xúc nổi cộm thành “điểm nóng”.
Hai
là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, làm chuyển
biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng.Tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều
hình thức đa dạng, phong phú để giúp nhân dân nhận thức và hiểu rõ về vai trò,
trách nhiệm công dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền. Tăng
cường trang bị cho nhân dân kiến thức, kỹ năng để nhận diện phương thức, phương
tiện, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; kịp thời và chủ động thông
tin, tuyên truyền về những vụ việc, vấn đề nhạy cảm, phức tạp, không để các thế
lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc, qua
đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Ba
là, tăng cường xây dựng, chính đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh toàn diện.Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền
của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới; xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu quả; phát huy
dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và toàn xã hội;
đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đẩy mạnh
công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm “không có
vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Tiếp tục dựa vào dân để kiểm tra, giám sát,
đánh giá công tác cán bộ, kiên quyết đấu tranh, phê phán với những biểu hiện
thờ ơ, vô cảm, quan liêu, nhũng nhiễu nhân dân.
Bốn
là, đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách hợp lòng dân,
thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh
xây dựng kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao ở cơ sở góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…; bảo đảm chính sách an
sinh xã hội, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, y tế. Tôn trọng và bảo vệ
lợi ích chính đáng của nhân dân; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch./.
NCB-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét