"Không
lâu nữa đâu. Hãy ráng chờ. Hiện tại, chúng tôi đang đàm phán về giá. Trước mắt
sẽ là 8 chiếc Su-35", Bộ trưởng BQP Indonesia tuyên bố với báo giới.
Indonesia và Nga đang tiến hành những cuộc đàm phán cuối cùng về
các điều khoản của hợp đồng đặt mua tiêm kích đa năng Su 35 của Không
quân Indonesia (TNI-AU's), hãng tin quân sự Jane's Defence Weekly dẫn lời khẳng định với báo giới của Bộ trưởng Bộ Quốc phòngIndonesia, ông Ryamizard Ryacudu.
Theo
đó, hôm 09/12/2016, ông Ryacudu - Bộ trưởng BQP nước này tuyên bố với Antara -
Hãng thông tấn quốc gia Indonesia rằng, giá cả đang là vấn đề khúc mắc duy nhất
khiến hợp đồng đặt mua 8 chiếc Su-35 đầu tiên bị đình trệ.
"Hãy ráng chờ. Chúng tôi
vẫn đang tiếp tục đàm phàn với Nga về giá cả" ông nói với Antara. Bên cạnh giá, Indonesia cũng đang gây áp lực
với phía Nga về điều khoản chuyển giao công nghệ cũng như nội địa hóa dòng máy
bay này ở trong nước. "Hiện tại, chúng tôi có kế
hoạch đặt mua 8 chiếc Su-35, và việc thương thảo đang diễn ra tốt đẹp".
Chi
tiết về chương trình sản xuất tiêm kích Su-35 nội địa không được tiết lộ, tuy
nhiên dường như những điều khoản dạng sản xuất hay lắp ráp hoàn chỉnh toàn bộ
dòng máy bay này sẽ không được trao cho Indonesia ,trừ khi nước này cam kết đặt
mua một số lượng đáng kể.
Khả
dĩ nhất có lẽ là Nga sẽ trao quyền cho Indonesia sản xuất các khối linh kiện và
tự chủ khâu đảm bảo hậu cần - kỹ thuật trong giai đoạn đầu của chương trình dài
hơi này.
Trước đó, vào năm 2015, ông Ryacudu tuyên bố rằng Bộ Quốc phòng
Indonesia đã lựa chọn tiêm kích Su-35 để thay thế những chiếc F-5 Tiger II (sản
xuất bởi Tập đoàn Northrop, Mỹ) của Không quân nước này. Được đưa vào phục vụ
từ những năm 1980, tới nay chúng đã quá già cỗi và sẽ được loại biên vào cuối
thập kỷ này.
Trước
đó, ông Ryacudu đã nêu rõ lý do tại sao Không quân Indonesia lại quyết định lựa
chọn Su-35.
Đơn
giản là vì họ đã quen vận hành những máy bay chiến đấu do Nga sản xuất khi mà
trong biên chế có tới 16 chiếc tiêm kích thế hệ 4, hỗn hợp gồm cả Su-27SK (NATO
định danh Flaner) và Su-30MK2 (NATO định danh Flanker-C) được đặt mua trong
vòng một thập kỷ qua.
Hầu
hết máy bay (cũng như các vũ khí, trang bị khác) của Nga đã được đặt mua thông
qua các khoản viện trợ hoặc tín dụng ưu đãi dài hạn mà Moscow dành cho
Indonesia.
Tương
tự, thương vụ mua tiêm kích Su-35 lần này của Indonesia cũng xuất phát từ
nguyên nhân tài chính.
Chốt
lại, ông Tubagus Hasanuddin, phó Chủ tịch Ủy ban
Quốc phòng thuộc Hạ viện Indonesia khẳng định hồi tháng 09/2015 rằng Jakarrta
đã đàm phán với Moscow về các điều khoản của gói tín dụng mua dành cho mua sắm
vũ khí trị giá tới 3 tỷ USD.
Cùng
thời điểm này năm ngoái, chính Jane's Defense Weekly nhận định rằng các quyết
định mua vũ khí gần đây của Indonesia diễn ra đồng thời với việc Trung Quốc gia
tăng những hành động nguy hiểm và phi pháp trên Biển Đông.
Đầu
năm nay, tờ Straits Times loan tin Quốc hội Indonesia đã thông qua quyết định
tăng 10% ngân sách quốc phòng thường niên, đạt 8,1 tỷ USD.
Ông
Ryacudu giải thích rằng "sở dĩ phải tăng ngân sách quốc phòng một
phần là do những căng thẳng gia tăng tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông,
buộc chúng tôi phải cải tạo căn cứ không quân và triển khai tại quần đảo này những loại vũ khí, khí tài hiện
đại nhất".
soha.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét