(giữ trọn lời thề) - Song song với các hoạt động xuyên tạc những vấn đề liên quan đến
trận lũ lớn ở miền Trung, giới rận chủ vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai với ý
định tổ chức biểu tình hướng tới bạo loạn ở điểm nóng FORMOSA. Mặc cho nhân dân
miền trung đang khổ vì lũ lụt, chính phủ đang gồng mình để cứu giúp những bà
con nơi đây khỏi cảnh màn trời chiếu đất, linh mục Đặng Hữu Nam vẫn đi ngược
lại lời răn của chúa, cố tìm cách để lôi kéo bà con giáo dân đi biểu tình. Cũng
may là với sự tỉnh táo và giúp đỡ của những người nhận thức đúng và yêu nước
chân chính, Đặng Hữu Nam lại một lần nữa ngậm đắng nuốt cay mà không làm gì
được. Thế nhưng nó cũng đặt ra một vấn đề đối với Quốc hội chúng ta về việc sớm
đưa ra một luật liên quan đến biểu tình.
Lũ rận chủ trước
kia vốn một mực rêu rao “cần lắm luật biểu tình”, và mỗi khi Quốc hội hoãn lại
thời gian đưa ra luật này, chúng lại liên tục cho rằng Quốc hội bị “Đảng giật
dây”, cố tình kìm hãm dân chủ nhân quyền, quyền tự do biểu tình tự do ngôn
luận. Thế mà bây giờ khi chúng ta đang manh nha ý định ra luật biểu tình thực
sự, thì chúng lại tỏ ra sợ hãi luật này. Ngay lập tức các báo đài phản động ở
nước ngoài, các trang mạng xã hội của các tổ chức rận, liên tục “lên án” luật
biểu tình. Chúng lại cho rằng Đảng và Quốc hội vì đã “quá sợ hãi” những “cuộc
biểu tình ôn hòa” của chúng mà phải đưa ra luật biểu tình, và cũng với mục đích
là khống chế nhân quyền, quyền tự do biểu tình, tự do ngôn luận của chúng.
Thái độ và quan điểm của lũ rận thật
sự rất “lồi lõm”. Cũng phải thôi, chúng không bao giờ xác định được ta sẽ làm
gì với những hành vi phạm pháp của chúng, nên mỗi khi chúng ta có một động thái
gì đó là những con rận này luôn ở trạng thái “giật mình thon thót”. Lần này
cũng thế.
Thứ nhất,
luật biểu tình ra đời lúc này là hợp lý. Luật pháp được đưa ra đều phải đảm bảo
phù hợp với mục đích của nhà nước và nhân dân trong từng thời kỳ. Thời nào chưa
cần thì đưa luật ra làm gì cho rối luật, thậm chí gây ra sự chồng chéo luật. Đó
là lý do vì sao từ năm 1992 chúng ta chưa đưa luật biểu tình vào. Thời điểm đó
đất nước còn chưa hội nhập sâu rộng. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được
đưa vào Việt Nam nhiều như bây giờ, đặc biệt là internet và các ứng dụng của nó
như mạng xã hội, báo điện tử,... Đây là yếu tố làm cho những cuộc biểu tình ở
Việt Nam chỉ diễn ra ở dạng nhỏ lẻ và dễ kiểm soát. Các đối tượng phải mất rất
nhiều thời gian để kích động nhân dân biểu tình, và thường chúng sẽ bị thất bại
trước khi thực hiện được mục tiêu của mình. Do đó luật biểu tình lúc này là
chưa cần thiết vì ta có thể sử dụng các biện pháp khác mềm mỏng hơn để ổn định
tình hình. Nhưng hiện nay với sự bùng nổ của thông tin, chỉ cần một cú click
chuột, các đối tượng phản động dễ dàng lôi kéo những người
khác đi tham gia các cuộc biểu tình. Và cũng chỉ từ một cú click chuột, một
cuộc biểu tình sẽ như đốm than gặp gió, dễ dàng bùng lên thành một ngọn lửa
lớn, một cuộc bạo động. Lúc đó hậu quả sẽ rất khôn lường. Luật biểu tình ra đời
sẽ giúp kiềm tỏa những nguy cơ này, khiến cho những cuộc biểu tình đi đúng với
mục đích của nó. Đồng thời nó là chế tài để xử lý răn đe những đối tượng cố
tình sử dụng quyền tự do ngôn luận, hội họp của mình để thực hiện những mưu đồ
xấu.
Thứ hai,
chúng ta cần có luật biểu tình để có một khung pháp lý đầy đủ để việc biểu tình
diễn ra một cách văn minh và có trật tự, đồng thời phù hợp với tiến bộ quốc tế.
Với những cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra ngày một nhiều như hiện nay, chắc
chắn phải có một luật để vừa hướng dẫn vừa là công cụ trấn áp những kẻ có ý định
lợi dụng biểu tình để kích động bạo loạn. Đơn cử như nước Mỹ, ở đó người ta
muốn đi biểu tình không như Việt Nam là cứ ra ngoài cầm băng rôn khẩu hiệu là
được. Hoa Kỳ có một luật biểu tình hướng dẫn và quy định cụ thể tất cả những
thứ liên quan đến biểu tình. Từ việc đăng ký mục đích, nội dung biểu tình, hình
thức biểu tình như thế nào, số lượng người đi biểu tình ra sao, biểu tình ở khu
vực nào, thời gian quy định là bao nhiêu, khi biểu tình được chăng lên bao
nhiêu biểu ngữ, có được sử dụng loa phóng thanh hay không, nếu sử dụng thì mức
âm lượng tối đa là bao nhiêu đề xi ben,... cho đến các chế tài xử lý nếu vi
phạm đều được quy định rõ ràng. Thế nên mới có cảnh, lũ rận cờ vàng liên tục
chụp ảnh đứng ở “nhà trắng” biểu tình hòng lừa bịp những người không hiểu biết.
Nhưng thật ra chúng chỉ được đứng trong một khu vực đã được quây sẵn, và những
người xung quanh, chứ đừng nói là những người trong “nhà trắng”, chẳng quan tâm
chúng đang làm cái trò gì. Đúng là “chó cứ sủa và người vẫn cứ đi".
Lũ rận chủ chắc
hẳn cũng rất sợ những điều trên sẽ trở thành hiện thực nếu luật biểu tình ra
đời. Thế nên chúng mới điên cuồng kêu gào như thế. Nhưng có ra luật biểu tình
thì mới loại trừ hết lũ rận này ra khỏi đất nước yên bình của chúng ta. Còn với
những người chưa hiểu, mong rằng luật biểu tình sẽ là một công cụ để cho họ
thực hiện đúng quyền tự do của mình, mà không vi phạm pháp luật, đảm bảo quyền
công dân của họ được thượng tôn.
Duy Mạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét