(giữ trọn lời thề) - Trong chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, các
thế lực thù địch luôn chú ý đến hình thức đấu tranh bất bạo động. Khác với hình
thức bạo lực nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, có thể hiểu đấu tranh bất bạo
động là phương thức hoạt động chống đối không sử dụng vũ khí, súng đạn mà sử
dụng các thủ đoạn bất hợp tác, bất phục tùng, bất tuân dân sự kết hợp với sử
dụng áp lực của quần chúng để gây áp lực với Đảng, Chính phủ từ đó làm suy yếu,
tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và chính phủ Nhà nước đương
nhiệm ở các quốc gia.
Thời gian qua, phương thức này đang được các thế lực chính trị sử dụng như
một vũ khí quan trọng hàng đầu nhằm làm suy yếu tiến tới lật đổ chính quyền nhà
nước đương nhiệm tại các quốc gia. Thực tiễn các cuộc “cách mạng màu” ở một số
nước như: Gruzia (2003), Ucraina (2004), Kưrgưstan (2005)...; cuộc“cách mạng
hoa nhài” lật đổ chính phủ đương nhiệm tại một số nước Bắc Phi và Trung Đông
thời gian vừa qua cho thấy vai trò to lớn của phương thức “bất bạo động”. Được
sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài, các lực lượng đối lập, phần tử chống
đối chính phủ tại các quốc gia này triệt để lợi dụng sự khủng hoảng, bất ổn của
tình hình chính trị, xã hội trong nước, thông qua hô hào “đấu tranh bất bạo
động” đã kích động, lôi kéo được hàng vạn người dân xuống đường biểu tình, bạo
loạn, lật đổ chính phủ cầm quyền.
Ở Việt Nam thời gian qua hình thức này được biểu hiện trên một số khía cạnh
cụ thể sau:
1. Chiến dịch "chui sâu, leo cao"
Khởi đầu từ lời kêu gọi trên trang cá nhân của đối tượng Nguyễn Quang A vào
ngày 5/2/2015, chiến dịch Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội ra đời với một vài thành
phần khác tham gia. Mục tiêu của các đối tượng là lợi dụng kỳ bầu cử với khẩu
hiệu dân chủ, nhân quyền để chui sâu, leo cao vào cơ quan dân cử, từng bước tác
động, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, âm mưu này nhanh chóng
bị phát giác, nhiều đối tượng bị loại từ vòng gửi xe trong lúc lấy phiếu tín
nhiệm, nhiều đối tượng bị cộng đồng vạch mặt vì những hành vi vi phạm pháp
luật… Đáng chú ý, nhiều đối tượng zân chủ được Việt Tân trang bị kiến thức,
cách thức ứng cử và cả hậu thuẫn về mặt tài chính nhằm gây dựng ngọn cờ chính
trị ở trong nước.
2. Biểu tình “ôn hòa”
Nhằm đối phó với cơ quan chức năng, giới zân chủ Việt sử dụng hình thức
biểu tình “ôn hòa” nhằm từng bước gây áp lực lên chính quyền kêu gọi sự can
thiệp từ bên ngoài.
Đặc biệt lợi dụng sự cố môi trường biển ở miền Trung, các đối tượng kích
động người dân biểu tình tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Phần lớn chúng diễn ra
buổi sáng chủ nhật, thu hút khá nhiều thành phần trong xã hội tham gia: zân
chủ, đối tượng chống đối, dân oan… Nhiều dấu hiệu cho thấy có sự hậu thuẫn về
mặt tài chính từ bên ngoài cho các đối tượng bên trong để kích động nhân dân
xuống đường, biến những bức xúc trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng với
chính quyền tiến tới lật đổ chế độ.
3. "Nổ" để câu like
Lợi dụng sự cố Fomosa một “Đám tang cá” được thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ
trình diễn tại Huế để phản đối vụ việc này. Nhân vật chính trong buổi trình
diễn được vẽ trắng toàn thân, miệng ngậm cá, cùng các nghệ sỹ khác đã thực hiện
hóa trang đầy độc đáo, mang theo nhạc cụ để vừa đi bộ vừa chơi nhạc. Đây không
phải là nghệ thuật mà ẩn chứa ý đồ gây bức xúc trong dư luận, kích động tâm lý
đám đông. Hay như Blog Dưa Leo tạo ra các sản phẩm âm nhạc xuyên tạc các vấn đề
xã hội dưới góc nhìn cá nhân để câu Like. Huỳnh Ngọc Chênh thì lại tìm cách
triển lãm “giấy mời”, “giấy triệu tập” của cơ quan chức năng làm bằng chứng vu
cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
4. Tẩy chay
Phong trào “tẩy chay” của một bộ phận zân chủ Việt phần nào nói lên sự yếu
ớt trong lực lượng và đường hướng hoạt động của chúng. Khi không còn khả năng
chống đối, chúng quay sang chiêu bài “tẩy chay”. Điển hình là chúng hình thành
phong trào tẩy chay kỳ bầu cử quốc hội, tẩy chay điều 258 bộ luật hình sự, tẩy
chay Fomosa tiến tới kích động xu thế “thoát Trung’… Tất cả đều thể hiện cái
nhìn thù địch với chế độ nhằm kích động tâm lý tiêu cực trong quần chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét