Pages - Menu

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

CHỦ NGHĨA CƠ HỘI VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI HIỆN NAY (Bài 2)

1. Tư tưởng của V.I. Lê nin về chủ nghĩa cơ hội.
Trong các tác phẩm: "Những người bạn dân...", "Làm gì?" "Một bước tiến, hai bước lùi"... V.I.Lê nin đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cơ hội. V.I.Lê nin đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và những luận điểm xuyên tạc phản động, phản khoa học của chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và tiến tới thành lập một đảng kiểu mới để lãnh đạo cách mạng Nga.


Để chống lại chủ nghĩa cơ hội trước hết V.I.Lê nin đã chỉ ra bản chất của chủ nghĩa cơ hội: "Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể không thấy rằng khuynh hướng "phê bình" mới trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một hình loại mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi. Và nếu xét người, không căn cứ vào bộ áo hào nhoáng họ tự khoác cho họ hoặc vào cái tên khá kêu họ tự đặt cho họ mà căn cứ vào cách họ hành động, vào những tư tưởng mà họ thực tế truyền bá, thì thấy rõ rằng "tự do phê bình" là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong Đảng dân chủ - xã hội"[1].

V.I.Lê nin khẳng định khẩu hiệu"tự do phê bình" mà phái kinh tế giương lên là hình thức mới của chủ nghĩa cơ hội quốc tế, khuynh hướng này hình thành vào nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Vấn đề nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội là khoác áo chủ nghĩa Mác, không công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng xuyên tạc chủ nghĩa Mác, vứt bỏ nội dung linh hồn của chủ nghĩa Mác, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Theo V.I.Lê nin tư tưởng của "tự do phê bình" hoàn toàn chỉ là sự cóp nhặt sách báo tư sản rồi làm thành "học thuyết "của mình, rằng cái gọi là "tự do phê bình" chẳng qua chỉ "là tự do biến Đảng dân chủ - xã hội thành một đảng dân chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xã hội"[2].
Thời kỳ chủ nghĩa Mác mới ra đời chưa có ảnh hưởng lớn trong xã hội thì những người cơ hội chủ nghĩa đứng ngoài hàng ngũ những người Mác xít để công khai chống lại chủ nghĩa Mác. Nhưng đến giai đoạn chủ nghĩa Mác đã trở thành một hệ tư tưởng tiến bộ nhất ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân, chỉ ra cho giai cấp công nhân thấy rõ sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác đã buộc giai cấp tư sản phải đội lốt những người Mác xít để chống chủ nghĩa Mác. Vì vậy thời kỳ này khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa xuất hiện ngay trong hàng ngũ những người Mác xít. Cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng Mác xít và chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ xã hội đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và trở thành vấn đề có tính chất quốc tế. V.I.Lê nin chỉ ra: "Thật thế, ai nấy đều biết rằng trong phong trào dân chủ xã hội quốc tế ngày nay, đã hình thành hai khuynh hướng; giữa hai khuynh hướng ấy, cuộc đấu tranh có lúc bùng lên sáng rực như ngọn lửa chói lọi, có lúc lại dịu xuống và âm ỉ dưới một đống tro tàn của những “nghị quyết ngừng chiến” trang nghiêm"[3]. V.I.Lê nin chỉ ra các luận điệu phê phán chủ nghĩa Mác là "cũ kỹ", "giáo điều", chỉ là một hình thức mới của chủ nghĩa cơ hội quốc tế. Trong các đảng dân chủ xã hội Tây Âu, trào lưu cơ hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, hoạt động dưới chiêu bài "tự do phê bình", đó là sự phê bình của giai cấp tư sản đối với chủ nghĩa Mác và tệ hại hơn là chúng đòi “xét lại” chủ nghĩa Mác.
Sau khi Ăng ghen mất 1895, bọn cơ hội chủ nghĩa đứng đầu là Bécstanh đã chủ trương biến đảng dân chủ cách mạng thành đảng dân chủ cải lương, chủ trương thi hành cải cách xã hội. Với vai trò là lãnh tụ của chủ nghĩa cơ hội xét lại, Bécstanh đã phủ nhận cơ sở khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học, phủ nhận tình trạng bần hoá của giai cấp công nhân, phủ nhận những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản ngày càng trầm trọng, phủ nhận lý luận đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản. V.I.Lê nin chỉ ra những quan điểm cơ hội chủ nghĩa đó của Bécstanh. Nó chẳng những chỉ là "chủ nghĩa Bécstanh lý luận" mà đã được Minlơrăng ở Pháp biến thành chủ nghĩa Bécstanh thực tiễn: “Minlơrăng là một ví dụ sáng tỏ về chủ nghĩa Bécstanh thực tiễn ấy”[4].
Như vậy V.I.Lê nin đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa cơ hội dưới khẩu hiệu "tự do phê bình" là hình thức mới của chủ nghĩa cơ hội quốc tế. Thực chất là sự phê bình của tư tưởng tư sản đối với chủ nghĩa Mác nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác, đem hệ tư tưởng tư sản vào thống trị phong trào công nhân, biến các đảng dân chủ xã hội cách mạng, thành đảng dân chủ xã hội cơ hội cải lương, hạn chế phong trào công nhân trong khuôn khổ đấu tranh đòi những cải thiện về kinh tế, không đụng chạm đến nền móng của chủ nghĩa tư bản, không tiến hành đấu tranh chính trị.
V.I.Lê nin đã chỉ ra chủ nghĩa cơ hội có nguồn gốc kinh tế lịch sử xã hội của nó. V.I.Lê nin chỉ ra nó xuất hiện từ rất sớm vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ra đời trong tổ chức của phong trào công nhân, ngay trong hàng ngũ của những người Mác xít. Khi nói về nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội V.I.Lê nin khảng định tuyệt nhiên không phải là ngẫu nhiên mà nó đều có nguồn gốc của nó.
Trước hết về nguồn gốc kinh tế: Đó là sự mua chuộc của giai cấp tư sản với tầng lớp trên của giai cấp công nhân bằng hình thức siêu lợi nhuận. Đó là bộ phận công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có uy tín trong tập thể công nhân được giai cấp tư sản sử dụng giúp tư sản trong tổ chức, quản lý sản xuất, giám sát kỹ thuật. Sau đó bị giai cấp tư sản mua chuộc, chi phối bằng lợi ích vật chất. Từ đó bị biến chất trở thành tay sai cho giai cấp tư sản, tầng lớp công nhân quý tộc này đã tác động làm cho chủ nghĩa cơ hội phát triển trong phong trào công nhân.
Nguồn gốc lịch sử: Đó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển tương đối ổn định và hoà bình, các hình thức đấu tranh nghị trường, đấu tranh trong các câu lạc bộ là hình thức đấu tranh phổ biến đã làm cho nhiều người lầm tưởng bản chất của giai cấp tư sản và coi đấu tranh nghị trường là hình thức duy nhất. Mặt khác do sự phát triển hoà bình, ổn định không xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, lợi dụng tình hình đó giai cấp tư sản đưa những phần tử phản động vào phong trào công nhân để lái phong trào công nhân đi theo chủ nghĩa cơ hội.
Nguồn gốc xã hội: là sự tham gia đông đảo của các thanh niên trí thức tiểu tư sản vào Đảng dân chủ xã hội, khi chủ nghĩa Mác đã trở thành một cái "mốt" rất hấp dẫn đối với tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản, trong khi đó họ chưa được tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa Mác một cách đầy đủ, nên họ chưa từ bỏ được lập trường giai cấp xuất thân nên dễ bị giai cấp tư sản lợi dụng lôi kéo mua chuộc. V.I.Lê nin viết "việc tầng lớp "các viện sĩ" tham gia đông đảo vào phong trào xã hội chủ nghĩa trong mấy năm gần đây đã đảm bảo cho chủ nghĩa Bécstanh được phổ biến nhanh chóng"[5].
Về đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội quốc tế nói chung và phái "kinh tế ở Nga nói riêng. V.I.Lê nin cho rằng chủ nghĩa cơ hội quốc tế được biểu hiện dưới nhiều mầu sắc, nhiều dạng, loại khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng quốc gia dân tộc, nhưng chúng giống hệt nhau về nội dung bản chất chính trị xã hội "Những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội quốc tế hiện đại thay đổi tuỳ theo đặc điểm dân tộc, nhưng chủ nghĩa cơ hội thì bất cứ ở đâu cũng giống hệt như nhau về nội dung xã hội và chính trị"[6]. Về phái "kinh tế" ở Nga, V.I.Lê nin khẳng định chỉ là sự biến tướng của chủ nghĩa cơ hội xét lại quốc tế, là những đồ đệ của Bécstanh ở Nga, chúng “lấy tự do phê bình và chủ nghĩa Bécstanh làm điều kiện đoàn kết những người dân chủ xã hội Nga”[7]. Về hình thức nó được biểu hiện dưới dạng "chủ nghĩa kinh tế" còn về bản chất nội dung chính trị xã hội giống hệt nhau, nó hiện nguyên hình là chủ nghĩa cơ hội xét lại của Bécstanh. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa cơ hội nói chung và phái kinh tế ở Nga nói riêng là về nguyên tắc chúng sợ công bố công khai, sợ phê bình. V.I.Lê nin chỉ rõ "Một đặc điểm rất kỳ lạ của "chủ nghĩa kinh tế" ở nước ta là sợ sự công bố"[8].
Về tư tưởng lý luận chúng tầm thường hoá chủ nghĩa Mác dẫn đến bất lực và đồng lõa với những quan điểm tư tưởng phản động "chủ nghĩa Bécstanh và phái "phê bình" mà phần lớn những người Mác xít hợp pháp đều lũ lượt đi theo, đã tước mất khả năng ấy và làm bại hoại ý thức xã hội chủ nghĩa bằng cách tầm thường hoá chủ nghĩa Mác, bằng cách truyền bá cái thuyết cho rằng những đối kháng xã hội đang giảm dần đi, bằng cách tuyên bố rằng tư tưởng về cách mạng xã hội và chuyên chính vô sản là phi lý"[9].
Về quan điểm chính trị chúng chủ trương thu hẹp và hạ thấp cuộc đấu tranh chính trị, thực chất là hạ thấp chính trị xã hội chủ nghĩa xuống trình độ công liên chủ nghĩa, như vậy hạ thấp mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân, từ bỏ cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản V.I.Lê nin chỉ ra: Chủ nghĩa cơ hội “kéo phong trào công nhân và cuộc đấu tranh giai cấp xuống thành một thứ chủ nghĩa công liên hẹp hòi”[10]. Về sách lược thiếu kiên định cải lương về hình thức đấu tranh giai cấp, chỉ đấu tranh kinh tế, không quan tâm đến đấu tranh vì mục đích chính trị, chỉ quan tâm đến mục tiêu trước mắt bỏ mục tiêu cơ bản lâu dài, chỉ quan tâm đến quy mô tổ chức mang tính cục bộ, tiểu tổ phường hội, nghiệp đoàn bỏ quy mô tập trung thống nhất mang tính toàn diện, biến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân “thành một cuộc đấu tranh “thực tế” đòi những cải cách từ từ, vụn vặt”[11].
Về tổ chức hạ thấp vai trò hình thức tổ chức của đảng ngang hàng với nghiệp đoàn, phủ nhận tính tiền phong của đảng, lẫn lộn đảng với tổ chức khác của giai cấp công nhân. Về hình thức được biểu hiện dưới nhiều bộ mặt mập mờ và ít dứt khoát, do đó sống dai dẳng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Từ việc khái quát đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa cơ hội V.I.Lê nin đã chỉ ra thực chất của chủ nghĩa cơ hội, xét lại quốc tế đó là chủ nghĩa phản động, phản cách mạng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đang lũng đoạn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Về vấn đề xây dựng Đảng, khi cụng kớch, bài xích chủ nghĩa Mỏc, cỏc lý luận gia tư sản và những phần tử xét lại thường lớn tiếng hô hào về sự “phi tính đảng” của lý luận. Theo họ, lý luận muốn thực sự khỏch quan, khoa học thỡ phải “phi tớnh đảng”, phải “đứng trên giai cấp”; nếu lý luận phản ánh địa vị và lợi ích giai cấp, trở thành vũ khí đấu tranh giai cấp thỡ sẽ mất tính khách quan, khoa học... Có thể nói, sai lầm cơ bản của những phần tử cơ hội, xét lại là đó đối lập tuyệt đối tính đảng và tính khoa học của lý luận, nhất là đó phủ nhận sự thống nhất biện chứng tớnh đảng với tính khoa học của chủ nghĩa Mác.
Với quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, V.I.Lê-nin đó phờ phỏn sõu sắc cỏc quan điểm duy tâm chủ quan và siêu hỡnh của chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Người khẳng định rằng: trong xó hội cú đối kháng giai cấp, không có thứ lý luận “phi tính đảng”: nếu không có quan điểm gia cấp rừ ràng thỡ khụng thể luận giải khỏch quan, khoa học cỏc hiện tượng xó hội; mong đợi một khoa học vô tư trong xó hội cú đối kháng giai cấp là “một sự ngây thơ khờ khạo”. Người nhấn mạnh: “Chứng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị, và xó hội, thỡ trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”.[12]

V.I. Lê-nin đó vạch trần bản chất phản động được che đậy bởi những thủ đoạn mập mờ xảo trá và bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của những phần tử cơ hội, xét lại. Họ đó xuyờn tạc lịch sử, mưu toan tước bỏ nội dung giai cấp và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác nhằm đi tới phủ định học thuyết khoa học của Mác, đồng thời ra sức biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, phụ họa và tán dương quan điểm của các lý luận gia tư sản về “tính hợp lý”, về “tính chất tiến bộ”... của chủ nghĩa tư bản. V.I. Lê-nin coi những luận điệu về “tính phi đảng”, “vỡ quyền lợi của mọi người”, v.v... là trừu tượng, kinh viện và điều chỉ là “những mánh khéo bịp bợm điều hoà” của chủ nghĩa cơ hội. Người cũng chỉ rừ: “Khi núi đến đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thỡ khụng bao giờ được quên đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: nó mang tính chất không rừ ràng, lờ mờ và khụng thể nào hiểu nổi được. Do bản chất của mỡnh, phỏi cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt các vấn đề một cách rừ ràng và dứt khoỏt; bao giờ nú cũng tỡm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tỡm cỏch “thoả thuận”với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vỡ nú quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại, v.v..”[13].
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét