Hiện nay, trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và là lực lượng
lãnh đạo duy nhất đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, Đảng phải chịu trách nhiệm
rất lớn trước vận mệnh của toàn dân tộc.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) khẳng định: “… Quá trình tự phê bình và phê bình đã góp phần
đấu tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái, nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn
đe, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm
trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điểu tra, truy tố, xét xử
nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” đã đạt được một sổ kết quả”. Cùng với những
thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn nhiều hạn chế,
khuyết điểm, trong đó có những khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ
nhưng chưa được khắc phục. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XII) cũng chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nhận diện và có các giải pháp xây dựng,
chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới.
Mỗi đảng viên là thành viên của tổ chức Đảng, cần phải quán triệt và nhận
thức sâu sắc các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), phát huy tốt vai trò, trách nhiệm để ngăn chặn,
đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong
sạch, vững mạnh; đây vấn đề cấp bách đòi hỏi mỗi đảng viên và toàn Đảng ta từ Ban Chấp hành Trung
ương xuống đến chi bộ phải hành động quyết liệt và tăng cường các giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Việc nhận biết sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống;
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở của cán bộ, đảng viên không đơn giản chỉ là căn cứ vào một vài biểu hiện bề
ngoài. Bởi vì, hiện tượng bề ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh đúng, đây đủ
bản chất bên trong. Thực tế có những trường hợp vì bức xúc, bất bình về vấn đề
gì đó mà nhất thời có những lời nói, hành động thể hiện thái độ bất mãn thì
cũng không nên vội vã cho là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà cần làm rõ
nguyên nhân, bản chất sự việc, hiện tượng. Việc đánh giá, kết luận một trường hợp
nào đó có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần phải hết sức thận trọng,
khách quan, phải trên cơ sở phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các dấu hiệu hành
vi có liên quan diễn ra trong một quá trình, trong đó mấu chốt của vấn đề “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự thay đổi quan điểm, lập trường tư tưởng -
chính trị theo hướng đối lập, thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và chủ nghĩa xã hội.
Dương Huy Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét