Hiện
nay, tình trạng tham nhũng lãng phí ở nước ta đang xảy ra ở nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực, kể cả ở một số cơ quan bảo vệ pháp luật, với tính chất rất nghiêm
trọng, gây tác hại và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tham nhũng, lãng phí là tệ nạn xấu xa phá hoại từ bên trong nền móng công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước, là “mảnh đất màu mỡ” để các phần tử thù địch
“gieo mầm” chống phá cách mạng nước ta, nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ đe
dọa sự sống còn của chế độ.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ
thị, quyết định, pháp lệnh, xác định nhiều chủ trương, biện pháp phòng, chống
tham nhũng như: Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, bổ sung năm 2000; Nghị
quyết chuyên đề số 14-NQ/TW ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về lãnh
đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005;
Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/02/2006 về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng chống tham nhũng; Hội nghị
lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ra Nghị quyết chuyên đề “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”,
đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực sự là mặt trận đấu tranh chính trị gay
gắt, phản ánh một khía cạnh mới của đấu tranh giai cấp. Đảng và Nhà nước ta có
quyết tâm rất cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, coi đây là biện pháp
quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, một nội dung quan trọng trong
đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước hiện nay.
Kết
quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua khẳng định quyết tâm
của Đảng và Nhà nước ta và những chủ trương, biện pháp có tính khả thi cao; qua
chỉ đạo và tổ chức thực hiện, bước đầu đã thu được kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều
vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện kịp
thời và xử lý nghiêm; có tác dụng tích cực trên nhiều mặt, ngăn chặn thất thoát
tiền bạc, tài sản của Nhà nước, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội, tăng cường đoàn kết nội bộ, củng cố lòng tin của nhân dân, tạo sự đồng
thuận xã hội, được dư luận trong nước và quốc tế hoan nghênh. Tuy vậy, đấu
tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh với “kẻ thù” nằm trong chính
bản thân mình nhằm làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước, do đó cuộc đấu tranh
này sẽ không kém phần gay go, khó khăn, phức tạp.
Nhiều báo cáo Chính trị của Đảng đã nhấn mạnh “tình trạng
suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, nhân dân và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi”. Thực tế cho
thấy, có tình trạng quyết tâm chống tham nhũng chung chung thì cao nhưng đi vào
những trường hợp cụ thể lại có biểu hiện chần chừ; với người khác thì rất quyết
liệt, còn đối với bản thân mình, cơ quan mình thì rất yếu, dường như tham nhũng
chỉ xảy ra ở đâu đó, chứ không xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình; có vụ tham nhũng
nghiêm trọng được phát hiện, còn để kéo dài, nhưng chưa được xử lý kiên quyết,
triệt để.
Hiện
nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang ráo riết tiến hành
chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hòng chống phá cách mạng nước
ta bằng nhiều cách, nhất là thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Chúng đã
kết hợp với các tổ chức phản động người Việt lưu vong lập trên 50 đài, xuất bản
trên 415 tờ báo tiếng Việt; tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân tộc”, “tôn giáo”,
“dân chủ”, “nhân quyền”; nhất là gần đây, lợi dụng sự bức xúc của nhân dân về
“tệ tham nhũng” ở một số nơi và một số hạn chế, yếu kém trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, chúng thành lập cái gọi là “Hội Nhân dân chống tham nhũng” và
tìm mọi cách để hợp pháp tổ chức này thành tổ chức chính trị nhằm chống phá
cách mạng nước ta.
Bên
cạnh đó, thời gian gần đây đã xuất hiện thêm nhiều bài viết xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng. Chúng cho rằng, Đảng Cộng
sản Việt Nam vẫn nói lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, vẫn nói đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng trong thực tế
lại đang phát triển nền kinh tế thị trường, phát triển các doanh nghiệp tư
nhân, các doanh nghiệp tư bản, tức là chấp nhận tồn tại một tầng lớp tư sản mới
(dưới danh nghĩa chủ doanh nghiệp) và một tầng lớp công nhân làm thuê (dưới
danh nghĩa lao động hợp đồng), thừa nhận bóc lột và bị bóc lột trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội là cơ sở sinh ra một chế độ chính trị “nửa nạc, nửa
mỡ” như hiện nay; bởi vì, tệ tham nhũng thường gắn với các đối tượng có chức,
có quyền, nằm trong các bộ máy, trước hết nằm trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
nhà nước. Từ đó, chúng tung tin kích động, vu cáo, nói xấu Đảng, Nhà nước, kêu
gọi “đánh đổ bọn tham nhũng”; tăng cường gây chia rẽ nội bộ; lợi dụng một số vụ
việc tham nhũng chậm phát hiện, xử lý không nghiêm, thiếu triệt để, nhằm xuyên
tạc, bóp méo sự thật, gây nghi ngờ trong dư luận, làm mất lòng tin trong nhân
dân.
Tham nhũng là một
hiện tượng xã hội thường đi kèm với quyền lực nhà nước. Chỉ khi nào xoá bỏ hoàn
toàn chế độ tư hữu, xoá bỏ áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội không còn giai
cấp thì mới có cơ sở kinh tế - xã hội để xoá bỏ triệt để tham nhũng. Bên cạnh
sự chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội là lực lượng rất nguy
hiểm; họ chính là những cán bộ, đảng viên đã đi theo Đảng, đã tham gia cách
mạng, đã có công lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đến nay,
họ đã cảm thấy mệt mỏi, sinh bệnh chủ nghĩa cá nhân, kiêu ngạo, phai nhạt lý
tưởng, tự tách mình ra khỏi Đảng, chống Đảng, chống chế độ. Trong các tài liệu
phát tán gần đây, họ tự nhận là người "tâm huyết" với dân tộc, nhưng
không "đồng lòng" với Đảng và bất mãn với chế độ; đồng thời tiếp tục
có luận điệu phản động đòi "đa nguyên", "đa đảng", cho rằng
chế độ một đảng là nguyên nhân của nạn tham nhũng kéo dài, không thể ngăn chặn,
đẩy lùi; chế độ một đảng sẽ thiếu "đối trọng", không có "phản
biện", không thể tự đánh giá đường lối, chủ trương đúng hay sai. Các phần
tử cơ hội tán thành chủ trương tiếp tục đổi mới, nhưng cho rằng, trước hết phải
đổi mới chính trị, còn kinh tế thị trường vận động theo quy luật khách quan,
không cần định hướng; họ cho rằng, không cần thành phần kinh tế nhà nước trong
nền kinh tế thị trường, không cần vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, bởi vì
sẽ tạo kẽ hở cho tệ tham nhũng lộng hành.
Mặt khác, những phần
tử cơ hội, phản động còn cố tình bôi nhọ Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo cách
mạng của Đảng; cố tình không muốn hiểu rằng: Đảng lãnh đạo cả một dân tộc đấu
tranh giành độc lập, đưa cả một đất nước từ cảnh nô lệ lầm than, đói nghèo,
không thể một sớm, một chiều thành một nước giàu mạnh, văn minh. Chắc chắn
trong cuộc cách mạng sâu sắc triệt để nhất ấy, cách mạng không thể tránh khỏi
khuyết điểm, thậm chí có cả sai lầm. Trong một số báo cáo chính trị, Đảng ta
thừa nhận: "... trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết
điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý
chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình và sửa chữa
khuyết điểm để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên". Một đảng biết
nhận ra sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa là một đảng tiến bộ, cách
mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là một Đảng như thế, còn với những phần
tử cơ hội thì họ luôn tìm cách công kích Đảng, khoét sâu những sai lầm, khuyết
điểm khó tránh khỏi ấy.
Đấu tranh với những
quan điểm, tư tưởng lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để chống phá
cách mạng nước ta hiện nay là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, là điều kiện tất yếu
để bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để góp phần nâng cao hiệu
quả đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng lợi dụng cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng để chống phá cách mạng nước ta, cần coi trọng giải quyết tốt một số
biện pháp cơ bản sau đây:
Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại
của tham nhũng và tác hại của những quan điểm, tư tưởng lợi dụng đấu tranh
phòng, chống tham nhũng chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Các tổ chức, cá nhân trong Đảng, trong hệ thống chính trị cần nhận thức
tham nhũng không những gây tổn hại kinh tế, mà còn là nguy cơ về chính trị;
trái với văn hoá, đạo đức cách mạng; phản bội Tổ quốc và nhân dân. Mỗi cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, kiên quyết đấu tranh phòng ngừa
tham nhũng, trước hết với chính mình. Mỗi tổ chức, đơn vị, cán bộ, đảng viên
phải lấy thái độ và kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng làm tiêu chuẩn
đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, làm thước đo bản
lĩnh chính trị, đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời, cần nhận thức sâu sắc
rằng, nếu không khắc phục được tham nhũng, kẻ thù sẽ lợi dụng chống phá Đảng và
Nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ.
Hai là, nhanh chóng bổ sung hoàn thiện, khắc phục những
kẽ hở trong cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội.
Đảng, Nhà nước cần
nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, nâng cao hiệu lực của bộ
máy tổ chức hành chính và quản lý kinh tế. Thực hiện tốt quy trình dân chủ hoá
xã hội, tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia tích cực trong quản lý Nhà
nước, tăng cường phản biện xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Xây dựng
quy chế phòng, chống tham nhũng
trong từng cơ quan, đơn vị, chú ý những
ngành, những lĩnh vực
trọng điểm, nhanh
chóng xoá bỏ môi trường tham
nhũng, tiến tới làm vô
hiệu hoá các điều kiện sinh ra tham nhũng
trong bộ máy nhà nước. Tiếp
tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý xã hội; phát hiện kịp
thời và nhanh chóng khắc phục những kẽ hở trong cơ chế, chính sách mà kẻ địch
lợi dụng chống phá.
Ba là, phát hiện và xử lý nghiêm khắc, triệt để vụ
việc tham nhũng, xây dựng lòng tin của nhân dân, hạn chế sự lợi dụng để tuyên
truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.
Phát hiện tham nhũng là vấn đề có tính chất tiên quyết trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng. Phải nhanh chóng, kịp thời vạch mặt, chỉ tên người có
dấu hiệu tham nhũng. Xử lý nghiêm minh, kịp thời công khai theo pháp luật những
cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng dù người đó
là ai, ở cương vị, chức vụ nào.
Bốn là, đấu tranh phê phán các quan điểm tư tưởng lợi
dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để chống phá Đảng và Nhà nước ta hiện
nay.
Các tổ chức đảng, hệ
thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên cần quán triệt sâu sắc quan điểm tư
tưởng của Đảng và Nhà nước, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng
thời đấu tranh vạch trần bản chất xấu xa, âm mưu chống phá của các thế lực thù
địch, các phần tử cơ hội, xét lại lợi dụng
phòng, chống tham nhũng chống phá cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thông
qua các chiêu bài “dân chủ”, "nhân quyền", "tôn giáo", "dân
tộc", nhằm che đậy bản chất xấu xa, phản động; gieo rắc sự nghi ngờ, gây
chia rẽ nội bộ, làm mất lòng tin trong nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét