“Các
chiến sĩ Gạc Ma đã rất anh dũng để bảo vệ chủ quyền đến cùng, đó là sự hy sinh
to lớn. Nhưng xung quanh sự kiện này, có chi tiết đã bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc...”
- Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học
viện Quốc phòng.
Hàng
năm cứ đến ngày 14/3 cả nước lại nhớ về sự anh dũng hy sinh của 64 chiến sỹ ở Gạc Ma. Những người đã cống hiến cả
tuổi trẻ, thanh xuân, mạng sống của mình cho tổ quốc nhằm chống lại giặc ngoại
xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà. Sự hy sinh của các anh để bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc phải luôn được chúng ta tôn vinh, giáo dục cho lớp
trẻ thấy để học tập, noi theo những tấm gương đó.
Vậy mà những kẻ
đang là quản trị viên của những trang mạng như “ Việt Tân”; “ Chân trời mới”; “
Nhật ký yêu nước”; “ Thanh niên
công giáo”…những kẻ đang tự vỗ ngực
tự hào với sứ mệnh: “ canh tân, đổi mới, và mong thay đổi để đất nước tốt đẹp
hơn” ”… Những kẻ sống lưu vong đâu đó trên đất Mỹ, Úc, Đức, Canada…nhưng lại
luôn tung hô “ yêu nước” “phản ánh trung thực tình hình đất nước”; cứ đến ngày 14/3
hàng năm thì những kẻ “ dân chủ”, “yêu nước” đang lưu vong đó lại réo rắt về
Trường Sa, về Gạc Ma với những câu từ cũ rích: “ lệnh cấm nổ súng”; “ bưng bít thông tin”; “ nhà nước ngăn cản
tưởng niệm” … Đây thực sự là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, quy chụp, nói
xấu Đảng, Nhà nước, làm mất giá trị của công cuộc bảo vệ Biển đảo, biên giới,
lãnh thổ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Thứ nhất, chúng ta nên hiểu rõ, tại sao những
kẻ phản động lưu vong kia lại luôn dựng lên con bài “ lệnh cấm nổ súng”?. Để
hiểu đúng và vạch trần lá bài phản động của bọn lưu vong chúng ta cần hiểu được
nguyên tắc hành động của Hải quân Việt Nam trước sự kiện 14/3/1988 và sau đó là
“ Bình tĩnh, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích
của đối phương”. Tự hỏi chúng ta không nổ súng, không có vũ khí thì tại sao
Trung Quốc có 6 lính chết, 18 lính bị thương trong cuộc chiến đó; với sự chênh
lệch về vũ khí trang bị khi Trung Quốc đã có một sự chuẩn bị cho một chiến dịch
xâm lược nhằm đặt chân vào quần đảo Trường Sa. Trong chiến dịch này, Trung Quốc
đã huy động một liên đội tàu chiến gồm 9 đến 12 tàu chiến. Trong đó có 1 tàu
khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận
tải hỗ trợ. Ngoài ra, có tàu đo đạc, tàu kéo... và một Pông-Tông lớn. Trong khi
đó, Việt Nam chỉ có 3 tàu vận tải, chủ yếu lực lượng Công binh Hải quân ra làm
nhiệm vụ xây dựng đảo, đá với 2 phân đội công binh gồm 70 người và 4 tổ chiến
đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam gồm HQ-604, HQ-505, HQ- 605, đều là những tàu
không trang bị vũ khí, ngoại trừ những khẩu AK của các chiến sỹ công binh để tự
vệ khi cần thiết. Từ thực trạng nói trên chúng ta thấy rõ, khi buộc phải nổ
súng để tự vệ, các chiến sĩ công binh, bằng sức mạnh của lòng yêu nước, không
tiếc máu xương, họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất
thiêng của cha ông để lại, giữ vững ngọn cờ vẻ vang của Tổ quốc luôn hiên ngang
tung bay giữa trùng khơi sóng gió….Trung úy Trần Văn Phương quyết giữ lá cờ
trên đá Gạc Ma và để lại câu nói: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo”.
Chúng xuyên
tạc lệnh của cấp trên “ không được nổ súng”, trong khi nghị quyết của các chi
bộ các đoàn đều ghi rất rõ lệnh của cấp trên, đó là: bí mật, bất ngờ, nhanh
chóng chiếm đảo trước đối phương, không được nổ súng trước, không để bị đối
phương khiêu khích, nhưng sẽ kiên quyết nổ súng để bảo vệ đảo... Nội dung nghị
quyết rất rõ ràng nhưng những phần tử xấu đã cố tình xuyên tạc, nói là các
chiến sĩ Gạc Ma không được phép nổ súng. Không được nổ súng khác hẳn với không
được nổ súng trước!
Luận điệu
đó đã làm cho một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ chưa hiểu rõ và nghĩ sai
lệnh rằng việc hy sinh của các chiến sĩ Gạc Ma là do sự yếu kém của lãnh đạo,
có những chỉ đạo không đúng dẫn đến sự hy sinh của những người lính. Đây là
luận điệu xuyên tạc cực kỳ phản động và rất nguy hiểm.
Thứ hai,
Việt Nam chưa bao giờ che giấu sự kiện Gạc Ma 1988. Trước hết, đối với Bộ Ngoại
giao có thư gửi lên Liên Hợp Quốc cùng với công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung
Quốc phản đối sự kiện Gạc Ma ngày 14/3. Đồng thời, khi một số phóng viên các
báo chí nước ngoài phỏng vấn, Việt Nam cũng trả lời rõ ràng: "Có thể khẳng
định, ngay khi sự kiện 14/3/1988 xảy ra, Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã
lên tiếng rất mạnh mẽ, phản đối hành động ngang ngược, phi pháp của nhà cầm
quyền Trung Quốc.
Và khi Trung Quốc có những thông tin
sai trái thì chúng ta cũng tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ phản đối. Chính điều này,
sau đó, đã giúp một số nước thấy rõ âm mưu, bộ mặt thật của Trung Quốc nên có
những quan điểm, tuyên bố ủng hộ Việt Nam, phản đối Trung Quốc". Đối với
báo chí trong nước khi đó, Báo Nhân Dân số ra ngày 15/3/1988 có đăng toàn văn tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt
Nam về sự kiện Gạc Ma về hành động khiêu kích quân sự của nhà cầm quyền Trung
Quốc; trên báo Hà Nội Mới số ra ngày 16/3/1988 có đăng công hàm của bộ ngoại
giao ta gửi phía Trung Quốc lên án hành động của Trung Quốc tại quần đảo Trường
Sa
Thứ ba, Cái
mà bọn phản động lưu vong gọi là “nhà nước ngăn cản tưởng niệm” thực chất là
gì?
Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này có lẽ chúng ta nên tìm hiểu cái gọi là “ hoạt động tưởng
niệm” của bọn phản động lưu vong. Hàng năm cứ đến ngày 14/3 cả nước Việt Nam
lại có những hành động tưởng niệm các anh hùng
đã hy sinh thân mình trong các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền nói chung, trong sự
kiện Gạc Ma nói riêng là một việc làm đáng trân trọng, nó hun đúc tinh thần yêu
nước, truyền thống tự hào cách mạng dân tộc. Nhưng đối với bọn “dân chủ”, việc
hô hào tưởng niệm tại các địa phương trong cả nước chỉ là cái cớ để các tổ chức
phản động tập hợp gây rối trật tự công cộng, hô hào các khẩu hiệu chống đối
chính quyền. Đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, giải tán đám vô công rồi
nghề này, chúng lại được cơ hội để tuyên truyền xuyên tạc rằng: chính quyền sợ
Trung Quốc, bán biển đảo cho Trung Quốc… mục đích là lợi dụng sự thiếu hiểu
biết của một số ít người dân nhằm tạo ra biểu tình, bạo loạn gây rối trật tự
công cộng làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trước bạn bè Quốc Tế.
Để tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống có biết bao công việc thiết
thực, ý nghĩa mà hàng năm Đảng và Nhà nước ta đã làm như: Thắp hương, dọn dẹp
tại các nghĩa trang Liệt sĩ; thăm và tặng quà cho những gia đình có công với
Cách mạng, có những người con đã hi sinh thân mình cho độc lập của tổ quốc.
Nhưng với bọn mang danh “ dân chủ” kia thì sao? Hàng năm cứ đến ngày 14/3 chúng
lại mang sự kiện Gạc Ma ra như “một miếng mồi ngon” để kích động lòng dân làm
căng thẳng thêm mối quan hệ Việt – Trung. Tự hỏi chúng rêu rao “tưởng nhớ” các
anh những người đã hi sinh sương máu cho sự toàn vẹn của lãnh thổ, nhưng chúng
là ai? – Những kẻ là từng là các binh lính ngụy quân, ngụy quyền, tay sai cho
đế quốc hay con cháu của chúng , những kẻ đã từng cầm súng chĩa vào nhân dân,
vào đồng bào Việt Nam. Thử hỏi đã bao giờ ngày 27/7 hay bất kì ngày nào đó
chúng tới nghĩa trang thăm viếng các anh hùng, liệt sĩ; tham hỏi các gia đình
có công với cách mạng. Hay chúng chỉ coi sự kiện Gạc Ma như “ miếng mồi ngon”
cho những con “kền kền” như chúng kích động lòng dân, chống phá đất nước. Đó có
thực sự là “ tưởng niệm” như chúng kêu gọi chắc hẳn chúng ta ai cũng nhận ra.
Mỗi năm lại có rất nhiều tổ chức, cá nhân phản động lưu vong bị bóc trần
bộ mặt, nhưng hàng năm lại luôn xuất hiện những tổ chức mới. Mục đích chung của
chúng là kích động lòng dân, chống phá đất nước. Chúng dựa vào các sự kiện
chính trị, lịch sử sau đó “ bẻ cong’’, “ biến tướng” nhằm kích động những người
dân còn thiếu hiểu biết gây nên biểu tình, bạo loạn. Chính vì vậy công tác
tuyên truyền ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở là hết sức quan trọng. Làm cho
lòng yêu nước của nhân dân được đặt đúng vị trí, không bị lợi dụng. Chúng ta
cần yêu nước một cách tỉnh táo chứ không mù quáng.
Sự kiện Gạc Ma là một dấu mốc lịch sử quan trọng
trong quá trình chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trận chiến
không cân sức giữa những cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam với lực lượng tàu
chiến được trang bị hỏa lực mạnh của Trung Quốc diễn ra ác liệt khi xưa vẫn
luôn trong ký ức của nhiều thế hệ người Việt. Máu xương của 64 chiến sĩ đã hòa
cùng sóng biển Trường Sa, tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tổ quốc của các anh mãi là thiên sử anh hùng, bất diệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét