Tôn giáo vốn là một trong những vấn
đề tế nhị, nhạy cảm và có liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội,
luôn biến động cùng với những biến thiên của lịch sử. Vì vậy, không phải mọi
vấn đề liên quan đến tôn giáo đều được nhận thức đúng ngay từ đầu.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội lịch
sử, bao gồm ý thức tôn giáo, hệ thống tổ chức tôn giáo và những hoạt động mang
tính chất nghi thức tín ngưỡng; trong đó ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức
xã hội, là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức
phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội đều trở thành
thần bí và chi phối mạnh mẽ cuộc sống hàng ngày của con người, như Mác-Ăngghen đã
khẳng định: Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người
ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
phản ánh mà trong đó những sức mạnh của thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu
thế gian. Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của lịch sử nhân
loại, tôn giáo là sản phẩm của chính hoạt động của con người, phản ánh bình diện
của đời sống tinh thần của con người và là một giá trị văn hoá. Tôn giáo tồn tại
phổ biến trong các cộng đồng người trong lịch sử và sẽ còn tồn tại cùng với xã
hội loài người trong một thời gian khó mà dự đoán trước được. Trong quá trình tồn
tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn
hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống,
phong tục tập quán của nhiều quốc gia dân tộc. Tôn giáo thực sự là nhu cầu tinh
thần của con người, của xã hội. Một khi những những hình thái ý thức xã hội khác
chưa hoàn toàn thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu tinh thần của con người, thì đối với
một bộ phận tầng lớp xã hội tôn giáo vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
quần chúng nhân dân, tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi,
sự nâng đỡ về tâm lý, tinh thần, cho dù đó là sự nâng đỡ một cách hư ảo, vì thế
chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: “ Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân’’.
Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội, văn hóa lịch sử phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước các
hiện tượng tự nhiên, xã hội và phản ánh sự phản kháng tiêu cực của con người trước
các hiện tượng đó; như Mác đã chỉ ra, tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh
bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trật tự
không có tinh thần, là thuốc phiện của nhân dân. Đặc trưng nổi bật của tôn giáo
là ở chỗ nó ra đời, tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào niềm tin của con người
đối với các lực lượng siêu nhiên, từ đó đặt ra những phương thức ứng xử, để trước
mắt có được một cuộc sống bình an “tạm thời” nơi trần thế và sẽ được hưởng một
hạnh phúc vĩnh hằng nơi thế giới bên kia nhờ vào sự hỗ trợ của những sức mạnh
siêu nhiên đó. Do đó dù trong hoàn cảnh xã hội nào thì cơ sở của mọi tôn giáo cũng
là niềm tin của con người vào cái thần bí, cái “thiêng”, đối lập với cái tồn tại
khách quan, cái “trần tục” hiện hữu. Tôn giáo luôn mang dấu ấn lịch sử của thời
đại, dân tộc mà nó ra đời và quá trình tồn tại, phát triển, nó luôn biến đổi nhằm
thích ứng với sự vận động, biến đổi của xã hội. Quá trình xây dựng CNXH, chúng
ta cần khẳng định rằng, tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài, bởi những nguyên nhân,
những nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của tôn giáo vẫn tồn tại; mặt khác
bên cạnh sự tác động tiêu cực của nó, nếu nhìn một cách toàn diện tôn giáo cũng
có những đóng góp tích cực nhất định cho đời sống con người, đặc biệt là về mặt
đạo đức và văn hoá.
Việt Nam nằm ở vị trí địa chính trị
hết sức quan trọng của khu vực Châu Á, là nơi giao lưu và du nhập của nhiều
luồng dân cư, văn hoá, tôn giáo khác nhau. Về mặt cư dân, Việt Nam gồm 54 tộc
người khác nhau, mỗi tộc người lại lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau, vì thế Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, trong đó tín ngưỡng dân
gian ra đời khá sớm như tín ngưỡng về sức mạnh của tự nhiên, đó là: thần Núi,
thần Sông, thần Sét; hoặc tục thờ tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ những người có
công với cộng đồng, với dân tộc…Những tôn giáo ngoại cũng được du nhập vào nước
ta khá sớm như đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão
đã có gần 2000 năm, đạo Thiên Chúa từ năm 1553 đã truyền vào nước ta, rồi đạo
Tin Lành, đạo Hồi... cũng có mặt ở nước ta khá sớm. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam rất đa dạng, phức tạp, đan xen, pha
trộn giữa nội sinh và ngoại nhập, có cả tôn giáo mới và tín ngưỡng dân gian,
trong đó có những tín ngưỡng tồn tại như một tôn giáo. Bức tranh tín ngưỡng tôn
giáo rất phong phú, nhiều màu sắc, bên cạnh những cái hay cái đẹp, còn tồn tại
những cái chưa tốt, còn nhiều hủ tục lạc hậu cần khắc phục.
Nhìn chung các tôn giáo ở Việt Nam cơ
bản chung sống hoà bình, không xảy ra xung đột hay chiến tranh tôn giáo như một
số nước khác; tín đồ chủ yếu là nhân dân lao động, cấp độ ảnh hưởng chỉ ở cấp độ
tâm lý, không đến mức cuồng tín như nhiều nước khác. Các tôn giáo hiện nay đang
có xu hướng phục hồi và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Quá trình tồn tại, phát triển
các tôn giáo luôn bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm thực hiện mưu
đồ của chúng. Đặc biệt từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng đến
nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm mục
tiêu chống phá cách mạng Việt Nam. Cụ thể những năm gần đây, Mỹ thường xuyên liệt
Việt Nam vào những nước “cần có sự quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo”, từ đó
Mỹ gây sức ép đối với chúng ta trong các quan hệ song phương. Mỹ còn tìm cách cấu
kết, hỗ trợ về kinh phí, phương tiện cho những kẻ phản động đội nốt tôn giáo
trong nước hoạt động chóng phá Đảng Nhà nước. Còn trong nước nhiều kẻ phản động
đội nốt tôn giáo, liên tục có nhiều hành động công khai chống đối, như vụ Nguyễn
Văn Lý ở Thừa thiên Huế, vụ “cứu trợ dân oan” của Thích Quảng Độ ở Thành phố Hồ
Chí Minh, hay nhiều vụ các tôn giáo gây sức ép với Đảng, đòi đất, “đòi tự do tôn
giáo” nên có thể nói tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều nhân
tố gây bất ổn....
Ngoài ra, theo điều tra, khảo sát
của các cơ quan chức năng, tà đạo xuất hiện và lan truyền khá nhanh trên một số
địa bàn trọng điểm là Tây Nam Bộ; Tây Nguyên; đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. Dư
luận hẳn chưa quên thứ tà đạo mang tên "Hệ phục hưng" xuất hiện vào
năm 2001 trên địa bàn huyện Cư Kuin (Đắc Lắc). Để lừa bịp những người dân nhẹ
dạ, ít hiểu biết, Amí Sara - kẻ cầm đầu tà đạo này tung tin, thường xuyên gặp
Đức Chúa trời và được Đức Chúa trời ban cho nhiệm vụ cứu xét những con tin sau
khi chết được lên thiên đàng... Ai muốn được xét ban cho đặc ân trên thì đi
theo "Hệ phục hưng". Trên địa bàn huyện Đắc Min (Đắc Nông) xuất hiện
tà đạo "Canh tân đặc sủng" do Võ Quốc Khánh cầm đầu. Để lừa bịp người
dân, Khánh tuyên truyền rằng, những ai theo "Canh tân đặc sủng" khi
đau ốm, bệnh tật, không cần đến bệnh viện chữa trị, chỉ cần Khánh đến xoa “nước
thánh” lên đầu làm "phép", cầu nguyện là sẽ khỏi. Từ Đà Lạt (Lâm
Đồng) tà đạo mang tên “Thanh Hải vô thượng sư” đã lan truyền xuống nhiều nơi
thuộc vùng Tây Nam Bộ. Cầm đầu tà đạo này là Nguyễn Thị Thanh Hải - một phụ nữ
có chồng, có con nhưng vẫn tự xưng là thượng sư, minh sư. Chiêu thức lừa bịp
của “Thanh Hải vô thượng sư” là lợi dụng Phật giáo cải biến vài nội dung tư
tưởng, quan điểm rồi tuyên truyền… Trên địa bàn các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
cũng xuất hiện khá nhiều tà đạo, trong đó có đạo “Long Hoa di lặc”. Những kẻ
cầm đầu đạo “Long Hoa di lặc” thường dọa: “Ai theo đạo này thì phúc đẳng hà sa,
ai không theo sẽ bị chết dịch” . Đạo “Hoa vàng” thì dùng thuyết “Tứ diệu đế”,
sinh tử luân hồi, thuyết nhân quả nghiệp báo. Đạo này làm ảnh hưởng rất lớn đến
nếp sống văn hóa, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, làm tan vỡ hạnh
phúc, gây đau khổ cho không ít gia đình... Mang nặng yếu tố mê tín dị đoan, dựa
theo chiếu chỉ của thiên đình, thờ thiên đình và lập ba đền thờ “người trời”...
là đạo "Thiên nhiên". Đạo “quần tiên” thờ ảnh “Tam tổ thánh hiền”.
Đạo này quy định không đốt hương khi cầu cúng và khi chết chỉ hung táng một lần
mà không cải cát... Trong những tà đạo xuất hiện trên địa bàn Tây Bắc, đáng chú
ý là đạo “Vàng Chứ” ở những vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống...
cũng làm tăng thêm rất nhiều tính nhạy cảm, phức tạp của tôn giáo hiện nay.
Ngay từ bây giờ mỗi công dân, tín
đồ, chức sắc trong các tôn giáo; đặc biệt là các vị chức sắc đứng đầu tổ chức
các tôn giáo cần phải hiểu rõ và thống nhất trong tư tưởng và hành động “vấn đề
tự do tôn giáo phải dựa trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội” hoạt động của các tôn giáo phải đi đúng với những đường hướng “tốt
đời, đẹp đạo” “đạo pháp dân tộc, chủ nghĩa xã hội” “sống phúc âm trong lòng dân
tộc”. Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử với bất cứ tôn giáo
nào, mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Đ.K.H-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét