Ngày 10 tháng 12 được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế hay Ngày Quốc tế Nhân quyền. Hàng năm, Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đều kỷ niệm ngày này nhằm tôn vinh các giá trị về quyền con người.
Ngày
Nhân quyền Quốc tế năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục bị ám ảnh
bởi bóng ma Covid-19. Nhiều nước công bố những “kỷ lục” mới về số ca lây nhiễm
và số ca tử vong. Đáng nói hơn, đó không phải là những quốc gia kém phát triển,
có hệ thống y tế lạc hậu mà lại tập trung ở những nước phát triển bậc nhất thế
giới. Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Mỗi ngày qua đi, lại
có thêm hàng nghìn gia đình mất người thân. Thất nghiệp, nghèo đói, nhiều lĩnh
vực của đời sống kinh tế- xã hội tiếp tục ngưng trệ. “Cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người Việt Nam
hiện nay là mơ ước của nhiều nước trên thế giới”, đúng như những gì mà Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đã nói tại diễn đàn Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua. Ngay cả khi
Covid-19 bùng phát lần thứ 3 ở Việt Nam thì phát biểu của ông Vũ Đức Đam vẫn
không lạc hậu. Trẻ em đã trở lại trường học, nhà máy, công xưởng, cửa hàng,
siêu thị đã tấp nập trở lại.
Với
tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cùng với sự vào cuộc của cả Hệ thống chính
trị, sự chi viện của Quân đội, Công an và sự đoàn kết của toàn dân, đất nước
gần 100 triệu dân đã trở về với trạng thái bình thường mới. Ai cũng thấm thía
sau khoảng thời gian giãn cách, cuộc sống gần như “tê liệt”. Nhưng, trên hết,
ai cũng cảm nhận rõ sự an toàn khi Chính phủ đặt mục tiêu tối thượng là bảo vệ
tính mạng con người. Cả hệ thống chính trị được “kích hoạt” mà ở đó, bao nhiêu
sức người, sức của cũng không thể đong đếm được. Kết quả là số người mắc và tử
vong vì Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát ở mức thấp nhất có thể. Thế giới dành cho Việt Nam sự ngưỡng mộ. Hàng vạn
Kiều bào ở khắp nơi trên thế giới, trong cơn hoạn nạn đã được Tổ quốc dang tay
đón về.
Covid-19 đã kéo tăng
trưởng của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Một số địa
phương có mức tăng trưởng âm. Cuộc sống bộn bề khó khăn nhưng khi dịch bệnh
quay trở lại, người đứng đầu Chính phủ vẫn giữ nguyên quan điểm: có thể hy sinh
tăng trưởng nhưng phải bảo toàn tính mạng cho dân. Chính phủ ngay lập tức tuyên
bố dừng các chuyến bay thương mại, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận khó khăn
kéo dài. Người Việt vẫn thường tâm niệm “còn người thì còn của”. Khi tính mạng
không giữ được thì mọi giá trị khác cũng trở nên vô nghĩa.
Dịch
bệnh chưa qua, cả khúc ruột miền Trung lại oằn mình chống bão. Nhà cửa, ruộng
vườn và bao nhiêu thành quả tích góp sau nhiều năm đã trôi theo dòng nước lũ.
Hàng triệu người dân rơi vào cảnh khó khăn, thiếu đói. Nhưng, cũng chính trong
hoàn cảnh ngặt nghèo đó, tinh thần “còn người, còn của” một lần nữa lại ngời
sáng. Mệnh lệnh cứu dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai được phát
đi. Sức tàn phá của thiên tai cũng không khuất phục được ý chí con người. Hình
ảnh hàng vạn chiến sĩ quân đội, công an dầm mình trong mưa bão để cứu dân đã
truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự hy sinh, về tinh thần phục vụ. Bão lũ qua
đi, câu nói của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man – Phó tư lệnh quân khu 4 trước khi
hy sinh trên đường vào thủy điện Rào Trăng 3 vẫn còn đọng mãi: “Nhân dân đang
cần chúng ta từng giờ, từng phút. Dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả hy
sinh”.
Bảo
vệ tính mạng của dân trong thiên tai, dịch bệnh chính là bảo vệ "quyền
được sống". Nói về “quyền con người” mà không đặt “quyền được sống” ở vị
trí cao nhất thì sẽ là thiếu sót. Hồ Chủ tịch từng dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm
1776 của nước Mỹ, trong đó, "quyền sống" đứng ở vị trí đầu tiên rồi
mới đến "quyền sung sướng" và "quyền tự do".
Đâu đó người ta vẫn
cổ vũ cho quyền tự do cá nhân, tự do xuống đường nhưng trong cơn đại dịch này,
thứ tự do đó lại vô tình trở thành tác nhân gia tăng số người mắc và tử vong vì
Covid. Tự do cá nhân mà không đặt trong mối tương quan với lợi ích cộng đồng,
lợi ích số đông thì cũng đến lúc, thứ tự do đó phải trả giá. Một du học sinh
Việt khi bước chân đến xử sở tự do đã từng mong muốn học xong sẽ ở lại để có
cuộc sống tốt hơn. Nhưng rồi, khi dịch bệnh mới bùng phát, em bị cô lập, bị kỳ
thị khi đeo khẩu trang đến lớp. Trở về đất nước, trải nghiệm những ngày cách ly
ở một doanh trại quân đội, chính du học sinh này đã viết: “Tôi mang gánh nặng
về cho Tổ quốc. Cảm ơn tất cả vì đã cho tôi cảm giác an toàn, ấm áp”.
Những thành quả đạt được trong phòng chống Covi-19 trong thời
gian vừa qua đã được cả thế giới ghi
nhận. “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động trách nhiệm và đặt người dân lên làm
mối quan tâm hàng đầu” – đó là phát biểu của nhà báo chuyên về chính trị Đông
Nam Á David Hutt trên đài BBC News; trang The Diplomat nhận định “Chính phủ
Việt Nam luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên
hàng đầu”; còn trang liberationnews.org (Mỹ)
viết rằng "một chính phủ xã hội chủ nghĩa đặt người dân lên trên lợi ích
kinh tế"... Có thể trích ra đây rất nhiều bình luận tương tự của giới
chuyên gia và truyền thông quốc tế khi đề cập tới thành công của Việt Nam trong
cuộc chiến chống dịch COVID-19, cũng là minh chứng rõ rệt cho tinh thần “vì
người dân” và chính sách nhân văn "không để ai bị bỏ lại phía sau" mà
Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện. Đây chính là những
câu trả lời xác đáng nhất cho những chiêu bài lợi dụng nhân quyền mà bọn phản đã
đưa ra để chống phá cách mạng Việt Nam.
N.X.T-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét