Với
những thủ đoạn lợi dụng các sự kiện chính trị, một số điểm nóng” xảy ra trong
nước liên quan đến đời sống sinh hoạt, quyền lợi chính trị, kinh tế của các
tầng lớp nhân dân; tình hình biên giới, biển đảo, dân tộc, tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền… các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã tán phát nhiều tài
liệu có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta trong thời gian
qua.
Đáng chú ý, thông tin về việc Bộ Công an được Chính phủ giao khẩn trương
xây dựng ba văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng; một đạo luật quan trọng
được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày
12/6/2018 và có hiệu lực thi hành 1/1/2019. Trước các thông tin trên, bên cạnh
đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ sự cần thiết phải ban hành và thực thi
trong thực tế của Luật An ninh mạng thì một bộ phận trong đó chủ yếu là các nhà
hoạt động “dân chủ” trong và ngoài nước ngày đêm “gào thét” phản đối bộ luật
này với rất nhiều những “luận điểm vô căn cứ” qua bài viết “Viện An ninh - Diệt
an toàn” qua các trang phản động như Việt Tân, Dân Làm Báo... Luận điệu của các
nhà hoạt động "dân chủ" này là vô căn cứ, đầy rẫy những điểm mâu thuẫn
sau:
Thứ
nhất, các đối tượng cho rằng
“Luật An ninh mạng Việt Nam lạc lõng giữa lòng thế giới văn minh, dân chủ và chỉ
Việt Nam mới xây dựng nên một bộ luật như vậy”. Nhưng thực tế không chỉ có Việt
Nam mà hiện nay trên thế giới có 138 quốc gia đã ban hành Luật An ninh mạng
trong đó có các nước phát triển Mỹ, Đức, Singapore, Nhật Bản, Australia… Đây là
những ý kiến vô căn cứ, chủ ý mang tính thù địch và nhằm kích động chia rẽ đoàn
kết giữa Đảng, nhà nước với nhân dân.
Thứ
hai, Các đối tượng phản động
cho rằng “Luật An ninh mạng tạo ra sự lộng hành của cơ quan an ninh” với cái luận
cớ rằng “Bây giờ bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đều phải
có sự đồng ý của Cục An ninh mạng, Bộ Công an”. Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện
nay là, bất cứ cá nhân, tổ chức nào muốn hoạt động tại Việt Nam đều phải chấp
hành pháp luật Việt Nam. Trên lĩnh vực An ninh mạng, Cục An ninh mạng Bộ Công
an được Chính Phủ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
trên lĩnh vực mạng internet thì đương nhiên cá nhân, tổ chức nào muốn hoạt động
tại Việt Nam đều phải sự đồng ý của Cục An ninh mạng. Rõ ràng đây không phải là
sự lộng quyền mà là để thống nhất về quản lý sao cho Internet hoạt động thiết
thực, trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Không những ở Việt Nam mà hoạt động quản
lý của các quốc gia trên thế giới cũng vậy. Ngay cả ở Mỹ, hoạt động của các
công ty công nghệ, công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ mạng luôn chịu
sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan Liên bang và cả ở từng bang. Quan điểm, tư
tưởng trên cho thấy sự trơ tráo, đánh lận và không đúng sự thật đối với thực tiễn
ở nước ta hiện nay. Đây là biểu hiện nhằm làm cho người dân hoang mang, không
tin vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, gây bức xúc cho nhân dân.
Thứ
ba, chúng cho rằng “Luật
An ninh mạng sẽ kiểm soát quyền tự do ngôn luận của người dân”. Trong khi đó, khi
Luật An ninh mạng họ sẽ được bảo vệ khi tham gia các hoạt động trên không gian
mạng trước các thông tin xấu, độc, trước các cuộc tấn công mạng; được bảo vệ về
danh dự, thông tin cá nhân… Rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ là bình đẳng giữa các
cá nhân, tổ chức, đồng thời Luật An ninh mạng không kiểm soát toàn bộ thông tin
cá nhân của công dân mà chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng
có hoạt động vi phạm pháp luật. Rõ ràng đây là thông tin bịa đặt nhằm đánh lừa
những người chưa đọc hoặc không đọc Luật An ninh mạng gây kích động, hoang mang cho quần chúng nhân dân.
Những dẫn chứng trên, đã vạch trần bọn phản động đang đăng tải,
tuyên truyền những thông tin nhằm đánh lừa
dư luận. Bên cạnh đó, chúng đang ngày đêm tích cực thực hiện các chiến dịch phản
đối hết Luật bây giờ đến Nghị định an ninh mạng. Điều này thể hiện sự lo sợ của
chúng khi Luật An ninh có hiệu lực. Bởi vì khi Luật An ninh mạng khi có hiệu lực
thi hành sẽ trở nên "thắt đường thở" cho bè lũ phản động tuyên truyền,
kích động. Khi đó những kẻ xuyên tạc, tuyên truyền đi ngược lại lợi ích chính
đáng của người dân, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ bị nghiêm trị!
Để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn âm
mưu, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong quân
đội cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một
là, cấp ủy, chỉ huy,
chính ủy, chính trị viên, cơ quan, đơn vị các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc
và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước,
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Quân chủng về công tác
bảo đảm an toàn thông tin, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quán triệt, tổ
chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
Thông tư số 202/2016/TT-BQP ngày 12-12-2016 của Bộ Quốc phòng quy định về bảo
đảm an toàn thông tin trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị số 03/CT-BQP
ngày 23-01-2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác bảo đảm
thông tin và một số vấn đề tổ chức hoạt động tác chiến không gian mạng; Công
văn số 1024 ngày 15-6-2017/CT-TH của Tổng cục Chính trị về chỉ đạo định hướng
tư tưởng trong Quân đội xung quanh Luật An ninh mạng và các văn bản khác có liên quan đến
công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước
và Quân đội.
Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ nâng cao bản lĩnh chính trị, tin tưởng tuyệt đối
vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của
Quân đội, Quân chủng và đơn vị; đồng thời nêu cao ý thức cảnh giác, nhận rõ và
chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tích cực bảo vệ mình, bảo vệ nội
bộ cơ quan, đơn vị.
Ba là, quản lý chặt chẽ tình hình của cơ
quan, đơn vị, các mối quan hệ quân nhân, việc sử dụng các thiết bị điện tử
thông minh của các đối tượng trong cơ quan, đơn vị. Khi phát hiện các thông
tin, hình ảnh, clip có nội dung xấu đến Quân đội bị phát tán trên mạng xã hội,
Internet, kịp thời báo cáo cấp trên; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng tiến hành các biện pháp xử lý, ngăn chặn, bóc gỡ kịp thời, không
để tán phát trên các trang mạng xã hội và Internet. Chủ động nắm, quản lý, dự
báo, thông tin định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước các
thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội.
Bốn là, chỉ đạo, phát huy vai trò các cơ quan
chức năng, cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường; đội
ngũ cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học và “Lực lượng 47” trong Quân đội đẩy
mạnh đấu tranh chuyên sâu; mở rộng chia sẻ, bình luận, lan tỏa thông tin tích
cực trên không gian mạng; tăng cường đấu tranh trước các luận điệu chống phá
Quân đội của các thế lực thù địch; tuyên truyền sâu rộng bản chất, truyền thống
tốt đẹp của Quân đội, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những tấm gương bình dị, cao
quý, hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ, gương
người tốt, việc tốt…
Năm là, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính
quyền, cơ quan chức năng địa phương nắm chắc tình hình ANCT, TTATXH và âm mưu,
thủ đoạn hoạt động chống phá của kẻ địch và phần tử xấu trên địa bàn đóng quân;
chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp xử lý tốt các vụ việc, tình
huống phức tạp xảy ra, giữ vững đơn vị an toàn, địa bàn an toàn, hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
LXD-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét