Những ngày gần
đây, tình hình Myanmar diễn biến hết sức phức tạp. Đã có hàng trăm người chết
và bị thương trên toàn quốc trong các cuộc biểu tình và chưa bên nào chịu nhượng
bộ, đặc biệt là phía quân đội và cảnh sát khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan
ngại.
Việc chính phủ
cầm quyền ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ sau một cuộc đảo chính của quân đội
có lẽ sẽ là bài học đắt giá với rất nhiều chính đảng cầm quyền trên thế giới. Một
trong những bài học đó là “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”.
Một điều dễ
nhận thấy rằng, tương tự như ở Thái Lan, quân đội ở Myanmar có vị thế đặc biệt
và rất hay chấp chính. Tại Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết
lập chính quyền quân sự lâm thời. Trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, quân đội
Myanmar không thực hiện nhiều cuộc đảo chính như Thái Lan nhưng thời gian họ nắm
giữ chính quyền nhà nước lại kéo rất dài. Sau khi tiến hành đảo chính vào năm
1962, quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự suốt từ năm đó đến năm
2011. Điểm chung giữa quân đội Thái Lan và quân đội Myanmar là không nằm dưới sự
lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng nào. Họ có quyền lực rất to lớn và được phép
nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp.
Vậy tại sao
quân đội Myanmar lại tiến hành đảo chính? Vì sao chính phủ dân sự ở Myanmar
nhanh chóng bị lật đổ? Trong bài viết này, tác giả xin không đề cập. Vấn đề tác
giả muốn đề cập trong bài viết này, đó chính là mối liên hệ giữa sự kiện vừa xảy
ra ở Myanmar với vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang đang được các thế
lực thù địch, phản động rêu rao ở Việt Nam.
Ở Việt Nam thời
gian qua, có rất nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước
đã đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm
2013; đòi tam quyền phân lập; đặc biệt là đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng
vũ trang nhân dân. Chúng cho rằng, Quân đội, Công an phải “trung lập”, “đứng giữa”,
không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Họ còn cho
rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả” là giải phóng dân tộc,
nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”.
Có thể thấy rằng,
đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là tách Quân đội
và Công an ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với Quân đội, Công an; làm cho lực lượng Quân đội, Công an “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời
bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới bị vô hiệu
hóa. Với thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn
làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang
của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản
bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp,
giai cấp tư sản.
Thực tiễn khẳng
định, không có một lực lượng vũ trang nào là “đứng ngoài chính trị”, là “trung
lập”. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước tư bản đều
cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội mà trái lại, rất coi trọng
xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ. Trong khi
đó, thực tiễn cũng đã cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này và những
gì diễn ra ở Liên Xô vào những thập niên cuối thế kỷ XX là một điển hình.
Cuộc chính biến
ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan
trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” Quân đội, Công an. Từ cuộc chính biến ở
Myanmar, một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là phải giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ
trang. Tuyệt đối không bao giờ được sa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ
trang của các thế lực thù địch, phản động.
Để thực hiện
vấn đề này, trước hết, tuyệt đối trung thành, kiên định và giữ vững nguyên tắc
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt. Tuân thủ những chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục lý
luận chính trị trong lực lượng vũ trang nhằm tăng cường bản chất giai cấp công
nhân trong Quân đội, Công an; tăng “sức đề kháng” của Quân đội, Công an trước
các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trên mặt trận chính trị tư tưởng.
Thứ hai,
không ngừng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang cho phù hợp với
tình hình mới, kiện toàn hệ thống và nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong
quân đội, công an; xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thực sự trung
thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao,
làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, tích
cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của chiến
lược “diễn biến hòa bình” nhằm vào Việt Nam, phản bác sự phi lý của luận điểm
“phi chính trị hóa” Quân đội, Công an bằng các luận cứ, luận chứng, luận điểm
khoa học và thuyết phục. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn những luồng
thông tin xấu độc tiếp cận công dân Việt Nam.
Thứ tư, lực
lượng chức năng của Quân đội, Công an chủ động đấu tranh với các đối tượng tàn
dư của chế độ cũ, những đối tượng suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” ở trong nước; ngăn chặn, bóc gỡ các đường dây liên kết của các đối
tượng phản động trong nước với thế lực thù địch bên ngoài.
Thứ năm, cần có chính sách nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, bảo đảm thu nhập xứng đáng với loại hình lao động đặc biệt để bộ đội, công an yên tâm công tác và chiến đấu.
Câu truyện ở
đây chúng ta muốn nói đó là người dân của đất nước này nên trách mình trước vì
vận mệnh của đất nước họ nói riêng và của bất cứ quốc gia nói chung đều nằm
trong tay họ.
Không phải
riêng Myanmar các thể chế đa đảng của các nước có mô hình tư bản chủ nghĩa luôn tiềm ẩn
nguy cơ bất ổn và chính trị , khi lợi ích của đảng mình của tổ chức mình bị ảnh
hưởng lập tức sự phân hoá của các đảng phái trở nên rõ ràng hơn lúc nào hết.
Phần quan trọng
nữa là khi lực lượng vũ trang bị phi chính trị hoá thì công cụ đó trở nên rất
nguy hiểm cho chính phủ của nước đó. Xảy ra chính biến quân đội không biết nghe
theo ai, bảo vệ ai,hoặc khi bị ảnh hưởng đến lợi ích lập tức lực lượng vũ trang có các
động thái gây áp lực lên chính phủ để đạt được các lợi ích mong muốn của mình. Thậm trí gây đảo chính.
Có rất nhiều
nguyên nhân khác nữa (trong và ngoài) nhưng cũng phải khẳng định rằng tất cả
các quốc gia chìm đắm trong đảo chính, biểu tình , bạo loạn, nội chiến họ phải
trách mình trước.
Các cuộc biểu
tình được gọi là ôn hoà nhưng hoàn toàn không ôn hoà dẫn đến sự đàn áp của
chính quyền hoặc lực lượng đảo chính gây nên làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Dẫn đến hàng loạt những động thái của quốc tế trừng phạt (chính quyền đảo
chính) và hậu quả cuối cùng là người dân nước đó là nạn nhân của của chết chóc
và đói khổ.
Myanmar là 1
quốc gia láng giềng trong cộng đồng Asean, chúng ta hết sức lo ngại những gì đã và
đang xảy ra tại nước bạn, những bài học nhãn tiền của các nước đặc biệt
là nước bạn Myanmar luôn là bài học cho chúng ta cảnh giác trước mọi âm mưu của
các thế lực muốn làm suy yếu đất nước. Hàng chục năm qua đã có rất nhiều những
âm mưu phá hoại sự đoàn kết của nhân dân và giữa nhân dân với chính quyền,
nhưng tất cả những cố gắng vô vọng đó đều bị chúng ta vô hiệu hoá. Vì dân tộc
ta đã chịu quá nhiều khổ đau trong chiến tranh nên chúng ta rất trân trọng,và
hiểu rõ hơn ai hết được hoà bình độc lập và ổn định nó giá trị như thế nào.
Chúng ta có một chính phủ luôn đặt LỢI ÍCH VÀ SINH MẠNG CỦA NGƯỜI DÂN LÊN TRÊN
HẾT (tuyên bố của thủ tướng trong phòng chống dịch Covid) đã cho thấy được sự
trường tồn của chúng ta.
Tóm lại mọi vấn
đề xảy ra tại các nước hãy tự trách mình./.
NĐV-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét