Các
thế lực thù địch luôn rêu rao rằng: “trong điều kiện hiện nay, nói tới đấu
tranh giai cấp là bảo thủ, lạc hậu, là gây nên sự chia rẽ, phân hoá nội bộ… làm
phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc” hay: “hiện nay, nói đến đấu tranh giai cấp
ở Việt Nam là đi ngược lại xu thế của thời đại, là lạc hậu, không thức thời,
không phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay”. Mục đích của chúng là nhằm xuyên
tạc, phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp, làm
cho chúng ta hiểu sai về cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay, từ đó mất
cảnh giác, xóa nhòa đấu tranh giai cấp.
Cần
phải hiểu rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã bàn nhiều về đấu tranh giai cấp và chỉ
rõ những cái mới trong lý luận về vấn đề này. Điều đáng nói là, do nhu cầu của
thực tiễn lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung nhấn mạnh đấu tranh giai cấp,
coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử. Nhưng các ông không bao giờ xem đấu
tranh giai cấp là mục đích, là công cụ vạn năng, duy nhất để giải quyết mâu thuẫn
xã hội, mà đó chỉ là phương tiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Ở Việt Nam, đấu tranh
trong giai đoạn quá độ là tất yếu. Bởi lẽ, ở nước ta hiện nay còn có những lực
lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng, của Đảng.
Chúng ta vẫn đang phải tiếp tục đấu đấu tranh và cuộc đấu tranh giai cấp hiện
nay vô cùng phức tạp, khó khăn. Đấu tranh ở đây không có nghĩa là phá hoại sự ổn
định xã hội mà chính là thông qua đấu tranh để ngăn chặn, loại trừ những phần tử
bảo thủ, thoái hóa, biến chất và chống đối nhằm củng cố, tăng cường và phát huy
vai trò của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong nhân dân.
Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách
khá gay gắt và phức tạp. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn
biến hoà bình”, kết hợp gây bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày
càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, chúng đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những yếu kém, sự suy thoái, biến chất của một
bộ phận cán bộ, đảng viên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xuyên tạc đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ các tầng lớp nhân dân nhằm tạo
ra mâu thuẫn, xung đột trong xã hội để làm suy yếu và lật đổ chế độ ta. Vì vậy,
hơn bao giờ hết, chúng ta cần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đồng thời tiếp
tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giai
cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong điều kiện mới. Ngoài ra, trong
điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới,
trong cơ cấu giai cấp - xã hội của nước ta hiện nay, ngoài giai cấp công nhân,
nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, còn có tầng
lớp tư sản. Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của
những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển
tự giác theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát đi lên chủ
nghĩa tư bản. Đây là mặt mâu thuẫn trong quan hệ giữa giai cấp công nhân và
nhân dân lao động với tầng lớp tư sản.
Vì
vậy, hiện nay đấu tranh giai cấp vẫn là tất yếu. Do đó, chúng ta cần có nhận thức
đúng đắn, hiểu đúng về bản chất của đấu tranh giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , đấu tranh có hiệu quả với những âm
mưu của các thế lực thù địch ở vấn đề này.
P.T.H-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét