“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang chính là một
trong những mục tiêu, nội dung của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để thực
hiện “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, thời gian qua, các thế lực thù địch
đã sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi và hiểm độc, chúng xuyên tạc, phủ
nhận hệ tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ
nhận đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; phủ nhận thành tựu của công
cuộc đổi mới ở nước ta. Lợi dụng tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến
chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, các vụ khiếu kiện đất đai và những yếu
kém, khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta, kẻ
thù kích động, gây chia rẽ, làm mất lòng tin của nhân dân, Quân đội nhân dân
(QĐND) Việt Nam và Công an nhân dân (CAND) Việt Nam vào Đảng Cộng sản Việt Nam,
chúng đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp hiện hành của nước ta- điều khẳng định sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, đòi thực hiện "đa
nguyên, đa đảng"... Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn này.
Xét về bản chất giai cấp và bản chất nhà nước,
trước hết, LLVT là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp thống trị đối với
các giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền. Giai
cấp thống trị, người nắm giữ quyền lực nhà nước, luôn cần phải có
công cụ bạo lực vũ trang để thực hiện mục đích chính trị, kinh tế của giai cấp
mình. Cho nên, sự tồn tại của LLVT luôn gắn chặt với giai cấp, nhà nước sinh
ra nó, đồng thời mang bản chất giai cấp sâu sắc; là công cụ bạo lực nhằm bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị, cầm quyền và lợi ích của nhà nước do giai
cấp đó tổ chức, chi phối, sử dụng. Do đó, bản chất chính trị của nhà nước,
của giai cấp cầm quyền sẽ quy định bản chất, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan
hệ cơ bản của LLVT, như quan hệ với giai cấp, với chế độ xã hội, với nhân dân,
với dân tộc. Điều đó cũng có nghĩa là, đã tổ chức ra LLVT thì nhà nước, giai cấp
cầm quyền phải tập trung xây dựng, củng cố bản chất chính trị cho nó và làm
cho nó luôn tinh nhuệ về chính trị, có sức chiến đấu cao. Bởi vậy, không bao
giờ và không ở đâu có LLVT “phi giai cấp”, “phi chính trị”, “đứng ngoài chính
trị”, như các thế lực thù địch đã và đang rao giảng, tung hô, cổ súy.
“Phi chính
trị hóa” lực lượng vũ trang, đây là quan điểm hết sức sai trái, phản động và phản
khoa học của kẻ thù. ở chỗ, chúng cho rằng tổ chức ra LLVT là để “bảo vệ lợi
ích toàn dân tộc”, LLVT đứng ngoài giai cấp, “LLVT là của toàn xã hội” hay
“quân đội trung lập”... Chúng đã phủ nhận bản chất giai cấp, chức năng chính trị-xã
hội của quân đội trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa” lực lượng
vũ trang là tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội
nhân dân (QĐND) Việt Nam và Công an nhân dân (CAND) Việt Nam, vô hiệu hóa
LLLVT, làm cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và Công an nhân dân (CAND) Việt
Nam đứng ngoài chính trị, mất phương hướng
chính trị và mục tiêu, lí tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân,
dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và bị
“vô hiệu hóa”. Từ đó đi đến thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với LLVT của ta.
Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trong quá trình xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT luôn mang trong mình bản chất giai cấp
công nhân, đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Quân đội nhân
dân (QĐND) và Công an nhân dân (CAND) luôn tỏ rõ là lực lượng chính trị, lực lượng
chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nhiệm vụ bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn cho thấy, chính biến ngày 2/1 đang đẩy
Myanmar vào vòng xoáy của bất ổn khi cuộc đụng độ giữa người biểu tình và chính
quyền quân đội diễn ra trên diện rộng, nhiều ngày liên tục. Các cuộc biểu tình
phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar ngày càng diễn biến căng thẳng, khi chỉ
trong vòng chưa đến 10 ngày từ 28/2-4/3, gần 100 người đã thiệt mạng.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, sau thời gian bị
bắt giữ và không rõ tung tích, xuất hiện trong video tại phiên tòa trực tuyến
hôm 1/3. Bà phải đối mặt với các cáo buộc vi phạm luật quản lý thảm hoạ và xuất
nhập khẩu. Trong khi các cuộc biểu tình lan rộng, truyền thông đưa tin các đồng
minh của bà Aung San Suu Kyi có ý định thành lập chính phủ lâm thời chống quân
đội. Tính phức tạp của chính trường Myanmar không phải đến bây giờ mới có, mà
đã có từ quá trình chuyển đổi. Quá trình này mặc dù đi theo trình tự nhưng bóng
dáng quyền lực của quân đội vẫn rất rõ nét, trong hiến pháp, qua quá trình bầu
cử. Khi chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự, dấu ấn của quân đội
Myanmar vẫn rất đậm nét, rất ít thay đổi. Đây chính là điều tác động toàn bộ đến
tiến trình đổi mới chính trị của Myanmar.
Trong cuộc bầu cử năm 2020, đảng Liên minh Quốc gia
vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi tương đối áp đảo. Bà muốn
cải cách, muốn từng bước hạn chế vai trò quân đội trong chính trường. Điều này
đi ngược lại lợi ích nhóm của quân đội, ở đây mang ý nghĩa là nhóm lợi ích kinh
doanh trong quân đội chứ không phải là nhóm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc của
quân đội.
Tình hình càng phức tạp hơn trong những năm cải
cách, mở cửa, thay đổi chế độ và dân chủ hóa. Điều này không đơn giản một phần
vì mạng thông tin viễn thông và ý thức của người dân đã khác so với trước đây.
Giờ đây người Myanmar ý thức về xu thế phải hội nhập quốc tế và cải cách, mở cửa,
trong khi có những thay đổi nhận thức trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Cuộc đấu tranh đang diễn ra ở Myanmar không chỉ là
cuộc chiến giữa chính quyền quân sự và người biểu tình ủng hộ chính quyền dân sự,
mà là đối kháng giữa một bên là bảo vệ lợi ích mang tính truyền thống quân đội,
một bên là quá trình dân trí và ý thức người dân về dân chủ đã tăng lên.
Quân đội quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình, có thể
có những hành động mạnh tay hơn. Trong khi đó, người biểu tình cũng không dễ
dàng nhượng bộ, họ sẽ tiếp tục xuống đường. Những bất ổn chính trị hiện nay tại
Myanmar sẽ không trở lại êm ấm sau một, hai ngày.
Chính quyền dân chủ Myanmar còn rất non trẻ. Điều
gì khiến quân đội nước này sau một thời gian ngắn đã quay lại tìm kiếm ảnh hưởng
đối với chính quyền. Theo Hiến pháp năm 2010, quân đội Myanmar chiếm 25% số ghế
được bầu tại Quốc hội nước này. Quân đội nắm giữ trọng trách bảo vệ quốc gia,
dưới quyền của thống tướng - chỉ huy trưởng, chứ không phải là quyền hành thuộc
về Tổng thống như nhiều nước. Lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia ở Myanmar nằm
trong tay quân đội. Sau cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, dù tỷ lệ ủng hộ quân đội
thấp nhưng vẫn chiếm 25% ghế trong Quốc hội.
Trong khi đó, chính quyền của Myanmar dưới sự lãnh
đạo của NLD do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu được cho còn non trẻ. Bản thân bà
Aung San Suu Kyi đóng vai trò là Cố vấn Nhà nước, không phải trực tiếp lãnh đạo
ở Myanmar.
Vậy mà! trên các trang mạng một số bài viết bàn về
cái gọi là “Chính biến thành Naypyidaw và bài học phi chính trị hóa lực lượng
vũ trang cho Việt Nam”?!chúng quy chụp, so sánh “ khập khiễng”, “dối trá ”.
Khi nói về sức mạnh của việc đấu tranh trên mặt trận
tư tưởng, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết: “Trở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ngòi bút của một người chân chính sẽ là một
thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của xã hội. Tuy nhiên,
ở chiều ngược lại, không ít đối tượng xấu đã sử dụng những “ngòi bút cong”,
ngòi bút được bơm bằng “mực đô-la” để rêu rao những luận điệu, tư tưởng sai
trái, vô căn cứ, bịa đặt chống phá chính quyền.
Nhiều đối tượng chống phá, cơ hội chính trị núp dưới
vỏ bọc “nhà báo”, lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã tiến
hành nhiều hoạt động công kích, bôi nhỏ, bẻ lái thông tin một cách hết sức trắng
trợn. Trong số những “ngòi bút máu” đang tấn công nền hòa bình, ổn định của dân
tộc, chúng ta không thể bỏ qua cái tên Phạm Minh Vũ. Với sự câu kết, móc nối chặt
chẽ với Việt Tân, Phạm Minh Vũ đã xây dựng, phát tán những bài viết với nội
dung hết sức lệch lạc.
Trong một bài viết với tiêu đề “Chính biến thành
Naypyidaw và bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang cho Việt Nam” được Việt
Tân đăng tải một lần nữa chúng ta lại chứng kiến “tài” xuyên tạc thông tin bất
chấp thực tế của Phạm Minh Vũ. Trong đó, y rêu rao rằng: “Ở các nước có nền Dân
chủ mạnh mẽ, thì quân đội hay Lực lượng vũ trang chỉ giữ đúng vai trò bảo vệ Tổ
quốc và Nhân dân”, “Máu đã đổ ở Miến Điện, hay Đồng Tâm khi lực lượng vũ trang
nghe theo lệnh cấp trên, điều đó là quân đội bị chính trị
hoá”, “Nhìn qua Myanmar và rõ nhất ở Đồng Tâm, Việc phi chính trị
hoá LLVT là cần thiết”…
Việc móc nối, so sánh vụ việc ở Myanmar với vụ án Đồng
Tâm được dựng lên một cách thô thiển, phi logic. Cần phải thấy rõ, hai vấn đề
này có bản chất hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng, xuyên tạc bản chất của
vụ việc.
Như trên đã phân tích, bài học ở Myanmar, những
căng thẳng leo thang bắt nguồn từ cuộc chính biến khi lực lượng quân sự bắt giữ
một số quan chức của chính quyền dân sự nước này. Nguyên nhân của sự việc bắt
nguồn từ các cáo buộc trong gian lận bầu cử diễn ra hồi tháng 11/2020. Đây là vấn
đề chính trị.
Trong khi đó, Đồng Tâm là một vụ án hình sự đã được
TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên án về tội “giết người” và “chống người thi hành
công vụ” chừng trị các đối tượng theo đúng pháp luật Việt Nam. Một số đối tượng
tiếm danh “nhân dân” đã tiến hành các hoạt động tranh cướp đất quốc phòng. Đỉnh
điểm của vụ việc là khi lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ
sân bay Miếu Môn, các đối tượng “Tổ đồng thuận” đã tiến hành chống đối, sử dụng
vũ khí, bom, xăng để tấn công lực lượng chức năng. Khi bị trấn áp, chúng đã ra
tay tàn nhẫn, khiến 3 cán bộ công an hi sinh. Những sai phạm của các bị cáo là
hoàn toàn rõ ràng, không có cớ gì để “chính trị hóa”, “quốc tế hóa” vụ án Đồng
Tâm. Đồng thời, không một lý do, không một luận điệu nào có thể bao biện cho
hành vi phạm pháp trắng trợn, manh động, dã man, coi thường tính mạng của người
khác, có tổ chức nhưng những gì các đối tượng tại Đồng Tâm đã thực hiện. Tất cả
giọng điệu cho rằng “chính quyền đàn áp nhân dân”, “cố tình nổ súng tiêu diệt
dân oan” chỉ là sự bịa đặt trắng trợn.
Về giọng điệu đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ
trang, nói thẳng trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào tồn tại lực lượng
vũ trang “phi chính trị”. Ngay cả các nước tư bản mà chúng đang “trú ngụ”, việc
“trung lập” của lực lượng vũ trang cũng không phải là tuyệt đối. Cần phải thấy
rằng, tại các nước theo chế độ đa đảng, việc lực lượng vũ trang “trung lập” là
để tạo ra “sự công bằng” giữa các đảng phái trong tiến trình bầu cử. Tuy nhiên,
đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế, giới chức quân sự vẫn thường xuyên can dự
vào đời sống chính trị của đất nước. Đồng thời, quân đội một quốc gia vẫn tuân
thủ đường lối chính trị của người đứng đầu, mà cụ thể, là đảng phái đang cầm
quyền trong thời điểm đó.
Đối với Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đồng thời, quyền lực Nhà nước là thống nhất. Do
đó, lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân là điều tất yếu.
Chính thực tiễn cuộc cách mạng tại Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất cho việc
Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với lực lượng vũ
trang là điều kiện tiên quyết để giữ vững hòa bình, ổn định, độc lập xã hội.
Giọng điệu đổ lỗi cho chính quyền, tẩy trắng cho những
kẻ phạm tội tại Đồng Tâm là hành động bao che, tiếp tay, cổ súy cho tội ác. Việc
lấy những căn cứ sai trái, bịa đặt để kêu đưa ra yêu sách đòi “phi chính trị
hóa” lực lượng vũ trang một lần nữa cho chúng ta thấy rõ bộ mặt đầy xấu xa,
tiêu cực của những kẻ núp bóng “nhân quyền”./.
NTP-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét