Cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang đến rất gần (Chủ nhật ngày 23/5/2021). Bầu cử là một
trong những thời điểm rất nhạy cảm, là cơ hội để các thế lực thù địch tập trung
chống phá. Một số âm mưu thủ đoạn chúng thường dùng là tẩy chay bầu cử, tự úng
cử, gửi đơn thư tố cáo sai sự thật, vu khống người được đề cử, ứng cử để bầu cử
đại biểu khóa mới.
Các
thế lực thù địch lựa chọn các phần tử phản động, có tư tưởng thù địch, chống
phá trong nước để hà hơi, tiếp sức, cổ súy cho hành động tự ứng cử. Không phải
ngẫu nhiên mà mọi hoạt động tự ứng cử của các “nhà dân chủ” đều được cập nhật một
cách thường xuyên lên mạng xã hội. Dĩ nhiên, các “nhà dân chủ” thừa biết bản
thân mình không đủ tư cách, điều kiện để tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp, chắc chắn sẽ bị “loại từ vòng gửi xe”, nhưng vẫn tích cực
“ứng cử”. Từ đó, chúng cố tình biến tướng, đánh lạc hướng dư luận, hình thành
suy nghĩ lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước “gây khó dễ” cho những người tham gia ứng
cử. Bên cạnh chiêu bài tự ứng cử thì tẩy chay bầu cử là hoạt động chống phá trực
tiếp. Các đối tượng rêu rao nhiều thông tin, luận điệu sai trái như “Cuộc bầu cử
Quốc hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo không thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân nên không cần đi bỏ phiếu”, “bầu cử tại Việt Nam không có tự do, dân chủ”,
“phải thay đổi chế độ bầu cử tại Việt Nam”,… Từ đây, các “nhà dân chủ” bắt đầu
tung ra những luận điệu đòi phải thay đổi “những quy định khắt khe” về đề cử, ứng
cử, lập danh sách ứng viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan điểm “Đảng cử
dân bầu”. Tự ứng cử và tẩy chay bầu cử nghe có vẻ trái ngược nhau, nhưng nó là
hai chiêu bài mà các thế lực thù địch lợi dụng để bổ trợ lẫn nhau, làm cơ sở để
chống phá, đây là âm mưu cực kỳ thâm hiểm.
Bên
cạnh đó là thủ đoạn gửi đơn thư tố cáo nặc danh, mượn danh, tố cáo sai sự thật.
Động cơ nhằm triệt hạ người khác, gây mất đoàn kết nội bộ tổ chức. Nó làm mất
uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo sai sự thật, bị vu khống. Có những
đồng chí cán bộ tốt đã bị tố cáo sai khiến họ mất đi cơ hội được đề bạt, cất nhắc.
Đơn thư sai sự thật làm cho tổ chức rối bận, mất công, mất việc để điều tra,
xác minh, xử lý, gây ra sự nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ. Thủ đoạn này gây ra
những hệ lụy rất xấu, thậm chí là nguy hiểm. Khi mà mạng xã hội ngày càng phát
triển, môi trường internet không biên giới thì các hình thức tố cáo, trong đó
kiểu tố cáo vu khống biến tướng rất nhanh. Nó không còn đơn thuần là gửi đơn
thư nặc danh, mượn danh đến các cơ quan, tổ chức mà là tình trạng lợi dụng mạng
xã hội, nhất là Facebook và YouTube để tung ra các thông tin sai trái. Ít nhiều
những thông tin đó khiến dư luận bị phân tán, người bị tố cáo dù đúng hay sai đều
bị ảnh hưởng.
Những
người được bầu tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước nếu không được sàng lọc
kỹ lưỡng, cẩn trọng thì rất có thể sẽ trở thành các “mầm mống tự diễn biến, tự
chuyển hóa”. Thực tế, các đối tượng “dân chủ” vẫn luôn tìm mọi cách để len lỏi,
phát triển trong bộ máy Nhà nước, từ đó tìm cách cài cắm, móc nối, thu thập
tình báo, phá hoại nội bộ, tiến đến thay đổi thể chế chính trị của đất nước. Những
chiêu trò đòi chống phá bầu cử thực chất là thủ đoạn để mở rộng cửa cho các phần
tử thiếu tiêu chuẩn tham gia vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Nếu nhẹ dạ, cả
tin, chúng ta sẽ rất dễ bị mắc vào bẫy của chúng.
Cuộc
bầu cử toàn dân, với tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh của đất nước, không
thể có chỗ cho những sự mơ hồ, thiếu cảnh giác tồn tại. Cần phải nhanh chóng,
kiên quyết vạch trần các âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử mà các thế lực thù
địch đang tiến hành để kịp thời đấu tranh, phản bác, ngăn chặn một cách hiệu quả.
Vì thế, đứng trước tình hình mới cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, nhận diện
thấu đáo, đầy đủ, sâu sắc âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các phần tử
cơ hội, bất mãn chính trị cũng như các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Để từ đó, sớm có chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả. Đây là những
công việc cần làm ngay vì nó rất quan trọng và cần thiết. Xem thường, không nhận
diện đầy đủ, đúng tầm, không phân biệt rõ hiện tượng và bản chất, tính ngẫu
nhiên và tất nhiên, mối quan hệ biện chứng giữa đối tác và đối tượng, bạn và
thù, chúng ta không thể có được giải pháp đấu tranh đúng đắn, kịp thời, thiết
thực, hiệu quả./.
CVL-TS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét