Liên
quan đến sự kiện ngày 22/2/2021 vừa qua, khi tham dự và có phát biểu đáng chú ý
tại Phiên thảo luận cấp cao Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có thông báo rằng, Việt Nam,
trong vai trò, tư cách ứng viên của ASEAN, sẽ tham gia ứng cử vị trí thành viên
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Lợi dụng vấn đề này
ngày 03/3/2021 trên trang mạng Đài Á Châu Tự Do lại tiếp tục đăng tải các thông
tin cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đây là một hành động xuyên tạc
trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế, gây chia rẽ, mất đoàn kết
trong nước để lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Với
việc sử dụng ví von hai hình ảnh cáo và
chuồng gà trong một hành động cáo bảo vệ an ninh cho chuồng gà, RFA đã ngầm ý
khẳng định Việt Nam vi phạm vào luật nhân quyền mà vẫn muốn tham gia ứng cử vị
trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Vậy thực
hư vấn đề này có đúng hay không?
Phải
nói ngay rằng, đối với Việt Nam hoàn toàn không có vấn đề vi phạm nhân quyền.Từ
khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn bảo đảm quyền con người và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong
mọi giai đoạn lịch sử, Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu, chính sách tất cả vì
con người, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nỗ lực để người dân được thụ hưởng đầy
đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, đồng thời coi trọng thúc đẩy hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu
biết giữa các quốc gia.
Trước
tiên chúng ta thấy rằng vấn đề nhân quyền đã được thông qua Hiến pháp 2013 với
một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân" và
có hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người. Đây là những
nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm
trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Cùng với những bước tiến đó là việc
không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt
hơn quyền con người. Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã
hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người
dân và phục vụ người dân.
Trên
thực tế, dân chủ ở nước ta được thể hiện, mở rộng và có cơ chế để đảm bảo thực
hiện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, hệ thống pháp luật, tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Dân chủ thực sự về kinh tế thể hiện qua cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho mọi công dân phát huy
được quyền tự chủ của mình trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước Việt Nam tôn trọng
các thành phần kinh tế; những người có năng lực và điều kiện ở mọi thành phần
kinh tế đều được Nhà nước tạo điều kiện để tham gia vào quá trình phát triển.Mọi
công dân có quyền lao động và hưởng thành quả lao động theo năng lực và sự đóng
góp của mình, có quyền tự do kinh doanh, sản xuất, đầu tư… Nhà nước còn có những
chính sách thiết thực để khuyến khích người dân phát triển kinh tế, làm cho dân
giàu, nước mạnh.
Trong
lĩnh vực chính trị, dân chủ thể hiện rõ nét qua các quy định được nêu lên trong
các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì
dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân chứ không hề nằm trong tay một tổ chức,
một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua 2
hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại những
người có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên
lĩnh vực văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được
đẩy mạnh; Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về công nhận các danh hiệu văn
hóa. Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân
loại. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao, ngoài sự
phát triển các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp, Việt Nam còn thi
hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức khoẻ của người dân, ngăn ngừa bệnh tật từ
xa như chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.Trong lĩnh vực tôn
giáo, công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, nhà nước cũng
nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi giục, kích động
và lôi kéo nhân dân làm việc trái pháp luật. Ngoài ra, dân chủ còn thể hiện ở
quyền tự do ngôn luận,tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư
trú, có quyền học tập, khám chữa bệnh và đặc biệt là quyền được thể hiện chính
kiến của bản thân về việc xây dựng nhà nước và xã hội.
Một
trong những thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam bảo đảm quyền con người là đạt
được những tiến bộ vượt bậc về xoá đói giảm nghèo, phát triển con người và chất
lượng cuộc sống Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, trong đó thu nhập của
hộ nghèo tăng từ 15 đến 20%. Việt Nam là quốc gia đạt được kết quả ấn tượng
trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo, được cộng đồng quốc
tế ghi nhận. Nói đến thành tựu bảo đảm quyền con người không thể không nói tới
những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong chăm sóc, bảo đảm quyền của nhóm xã hội
dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật. Việt Nam là quốc
gia đầu tiên trong khu vực và thứ hai trên thế giới tham gia ký “Công ước quốc
tế về quyền trẻ em”, năm 1989. Bình đẳng giới là một trong những chỉ số về quyền
con người quan trọng. Từ năm 2010 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 40 đạo
luật; trong đó, quyền của nữ giới được lồng ghép đầy đủ trong hệ thống pháp luật
quốc gia. Trong những năm qua lao động nữ được quan tâm nhiều hơn trong thời
kỳ thai sản và tuổi nghỉ hưu. Các chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo cơ hội
cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021), tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội cao
hơn mức trung bình thế giới. Chính phủ rất quan tâm giúp đỡ, chăm sóc và tạo mọi
cơ hội bình đẳng cho người bị thiệt thòi, trong đó có người tàn tật và khuyết tật.
Các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng đã trợ giúp dụng cụ chỉnh hình
và xe lăn cho nhiều người tàn tật. Nhiều cơ sở y tế đã thực hiện khám, chữa bệnh
miễn phí cho người tàn tật nặng và trẻ em nghèo tàn tật. Người khuyết tật được
tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các câu lạc bộ, được học văn hoá, được ưu
tiên bố trí việc làm. Cùng với sự quan tâm, chăm sóc của Nhà nước và xã hội, bản
thân người tàn tật đã không ngừng vươn lên để hoà nhập cộng đồng.
Cùng
với những thành tựu nêu trên, Việt Nam cũng luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào
những giá trị chung, tích cực và tiến bộ của nhân loại về quyền con người. Việt
Nam tham gia tích cực vào các diễn đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hợp
Quốc, ASEAN và các cơ chế khác. Tại các diễn đàn này, Việt Nam đã chủ động đưa
ra và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh các sáng kiến về quyền con người, đặc
biệt về nội dung liên quan đến bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,
những người chịu tác động của biến đổi khí hậu. Năm 2016 và 2018, Việt Nam đã
chủ trì giới thiệu và được Hội đồng nhân quyền thông qua 2 nghị quyết về tác động
của biến đổi khí hậu đối với quyền trẻ em và đối với quyền phụ nữ. Việt Nam
cũng luôn nghiêm túc trong thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người,
trong đó có việc thực thi 7/9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt
Nam là thành viên.
Cho
đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền
con người, như: “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc”
(1981); “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”
(1981); “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội” (1982);
“Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị” (1982); “Công ước về quyền trẻ
em” (1990); “Công ước chống tra tấn và “Công ước về quyền của người khuyết tật”
(2014)… Những công ước này đều được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia đối thoại về quyền con người với nhiều
quốc gia, như: Mỹ, Australia, Thụy Sỹ và EU. Những cuộc đối thoại này nhằm trao
đổi quan điểm và học hỏi lẫn nhau để nâng cao hơn sự hưởng thụ quyền của người
dân ở mỗi quốc gia. Việt Nam từng được bầu là thành viên Hội đồng nhân quyền
Liên hợp quốc (2014-2016).
Với
những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhân quyền ông Jesper Moller,
Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng: “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực
và quyết tâm của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, đây là một cơ sở pháp lý quan trọng. Ngoài ra, Chính
phủ Việt Nam đã có nhiều cam kết quan trọng khác nhằm đảm bảo quyền dinh dưỡng
của trẻ em, quyền được đến trường, quyền tiếp cận với nước sạch và các điều kiện
vệ sinh tốt hơn. Đây là những nỗ lực rất lớn của Việt Nam, để đảm bảo trẻ em được
lớn lên trong một môi trường trong lành và an toàn”. Đó chính là minh chứng
sống động chứng minh cho việc thực hiện tốt luật nhân quyền của Việt Nam. Đến
đây thì chúng ta có thể hiểu được RFA có thực sự đúng hay không khi đưa ra lời
cáo buộc này!
Quyền
con người ở nước ta trước hết là quyền được làm công dân của một nước độc lập,
tự do, quyền được sống bình đẳng và mức sống không ngừng được nâng cao. Quyền của
mỗi người riêng lẻ phải gắn với vận mệnh và quyền của cả cộng đồng và của toàn
dân tộc, với nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền con người thống nhất với
quyền dân tộc cơ bản, nhân quyền không được cao hơn chủ quyền. Thực thi quyền
con người phải dựa trên cơ sở ưu tiên bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, chủ quyền
quốc gia. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào mỗi người dân chúng ta cũng không được
phép lơ là, mất cảnh giác trước những luận điệu sai trái về quyền con người của
chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế./.
Đ.V.D-TS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét