Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị thời gian qua, nhiều đơn vị quân đội đã tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững sự ổn định chính trị trên các địa bàn và cả nước, tạo nên sự đồng thuận nhiều mặt trong nhân dân và đồng bào các dân tộc, hợp thành sức mạnh tổng hợp to lớn để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, sự
nghiệp đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhân dân ta
đang đi vào chiều sâu. Nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đang được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
triển khai mạnh mẽ. Nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn đang ra
sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” hòng chống phá cách mạng nước ta.
Một trong những thủ đoạn thâm độc của chúng là lợi dụng những khó khăn về điều
kiện phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và trình độ dân
trí còn hạn chế của đồng bào để kích động, mua chuộc, lôi kéo đồng bào vào thực
hiện âm mưu chống phá của chúng, gây cản trở ổn định chính trị và thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước. Tình hình đó đòi hỏi công tác dân vận của quân đội
đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải được tăng cường nhằm góp phần tuyên
truyền, vận động đồng bào các dân tộc đoàn kết thống nhất, tin tưởng sự lãnh
đạo của Đảng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tiếp tục
đưa sự nghiệp đổi mới ở vùng đồng bào thiểu số sinh sống và cả nước tiến lên.
Để làm được điều đó, công tác dân vận của quân đội đối với đồng bào dân tộc
thiểu số hiện nay cần phải:
Thứ nhất, tiếp tục
quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho bộ đội về tiến hành công tác
dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bởi nhận thức
đúng, trách nhiệm cao là cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dân vận
của cán bộ, chiến sĩ đối với đồng bào. Vì vậy cần phải tiếp tục quán triệt,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho bộ đội để công tác dân vận đối với đồng bào
dân tộc thiểu số được thực hiện có trách nhiệm và đạt kết quả tốt hơn.
Phải tiếp tục quán
triệt sâu sắc hơn nữa nghị quyết của Đảng về cụng tỏc dõn vận. Phải làm cho cấp
ủy, thủ trưởng, cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo ở các cơ quan chức năng, mọi cán
bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng ở các đơn vị hiểu một cách sâu
sắc: “Toàn bộ hoạt động dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay phải
góp phần thực hiện mục tiêu động viên đồng bào phát huy mọi tiềm năng sáng tạo,
và tinh thần làm chủ để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
chăm lo đời sống mọi mặt và không ngừng nâng cao dân trí, bảo đảm quyền làm chủ
của đồng bào, thực hiện xóm làng (bản) đoàn kết, yên vui, gia đình hoà thuận,
hạnh phúc, xã hội công bằng, đất nước ổn định”. Giáo dục cho bộ đội hiểu rõ âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch hòng lôi kéo, mua
chuộc, kích động đồng bào gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; làm cho đồng
bào mọi dân tộc đều thông tỏ lời dạy của Bác Hồ: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường
hay Mán, Gia-rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều
là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau,
sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”…
Thứ hai, hoàn
thiện quy chế phối hợp với hệ thống chính trị địa phương và các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp tiến hành công tác dân vận đối với
đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong quá trình
thực hiện công tác dân vận đối với đồng baò dân tộc thiểu số, nhiều đơn vị quân
đội và một số ngành, cơ quan, địa phương đã có sự ký kết, cùng nhau xây dựng
“quy chế phối hợp thực hiện công tác dân vận” trên địa bàn. Song thực tế cho
thấy, nhiều quy chế soạn thảo chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ và chưa thật phù hợp
với điều kiện thực tế, nên thực hiện thiếu thông suốt, không phát huy được sức
mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, còn bỏ sót nội dung và phạm vi trách nhiệm.
Khi có vụ việc xẩy ra xử lý lúng túng, khó thống nhất và thiếu đồng bộ. Vì vậy
cần phải hoàn thiện quy chế phối hợp để công tác dân vận của quân đội đối
với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện tốt hơn.
Một mặt cấp ủy,
chính quyền địa phương cần chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương với cương vị là
“trung tâm hiệp đồng” giúp mình rà soát lại quy chế đã có, phát hiện các nội
dung quy chế không còn phù hợp; tham mưu và cùng Ban Dân vận của cấp ủy giúp
biên soạn lại (hoặc bổ sung) quy chế thực hiện công tác vận động quần chúng của
địa phương và phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng địa phương làm công tác dân
vận, để cấp ủy, chính quyền địa phương thảo luận và quyết định ban hành. Mặt
khác cấp ủy, chỉ huy các đơn vị có nhiệm vụ tiến hành công tác dân vận đối với
đồng bào dân tộc thiểu số cần tìm hiểu, nắm vững quy chế phối hợp thực hiện
công tác dân vận của địa phương; nắm vững nhiệm vụ dân vận của đơn vị và nắm
được các cơ quan, đơn vị cùng đứng chân hoặc cùng đơn vị mình tiến hành công
tác dân vận ở địa phương để chủ động phối hợp. Cùng với cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan quân sự địa phương và các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn rà soát lại các quy chế phối hợp đã có, thông qua thực tiễn đã
tiến hành tìm ra các ưu điểm, nhược điểm, thiếu sót của các quy chế hiện hành,
từ đó thảo luận thống nhất những điều khoản cần sửa chữa, bổ sung cho quy chế
được hoàn chỉnh, có hiệu lực.
Thứ ba, tiếp tục
đổi mới và vận dụng linh hoạt các hình thức dân vận phù hợp với đồng bào từng
dân tộc, từng cụm dân cư.
Hiện nay quân đội
ta có bốn hình thức tiến hành công tác dân vận, đó là: Hành quân dã ngoại làm
công tác dân vận và tham gia xây dựng cơ sở địa phương; tổ chức kết nghĩa giữa
đơn vị với địa phương; tổ chức tổ đội công tác; cử sĩ quan đi tăng cho cơ sở.
Bốn hình thức này thời gian qua đều đã được áp dụng và vận dụng thực hiện đối
với đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều đơn vị đã tổ chức thực hiện rất sáng
tạo, được nhân dân đồng tình tiếp nhận, cấp ủy, chính quyền địa phương hoan
nghênh, nên đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị
do không nghiên cứu kỹ hướng dẫn của cơ quan chức năng về quy trình, quy cách
tiến hành, nội dung hoạt động và chưa nghiên cứu nắm chắc đặc điểm mọi mặt của
từng địa phương, từng tộc đồng bào, nên tiến hành thiếu sinh động, hiệu quả
thấp. Cá biệt có nơi, có hình thức không thật phù hợp với thị hiếu, nhu cầu,
nguyện vọng của mỗi khu dân cư, của từng dân tộc, không được nhân dân, đồng bào
ủng hộ, nên kết quả đạt được không tương thích với sức lực bỏ ra. Và không đáp
ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc “giành và giữ
trái tim, khối óc” của nhân dân - lực
lượng gốc của cách mạng. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cưu đổi mới và vận
dụng linh hoạt các hình thức cho phù hợp với từng dân tộc, từng cụm dân cư.
Thường xuyờn tổng kết công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số của
các đơn để học tập, rút kinh nghiệm. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ địa bàn, nắm
chắc đối tượng, tình hình kinh tế -xã hội của mỗi địa phương, điều kiện áp dụng
các hình thức dân vận để vận dụng, đổi mới cho phù hợp.
Thứ tư, Xây dựng
ngành dân vận và đơn vị quân đội vững mạnh toàn diện để có điều kiện làm tốt
công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngành dân vận phải
được xây dựng đủ mạnh, bao gồm quân số và trang bị phù hợp để có thể thực thi
tốt nhiệm vụ giúp cấp ủy, chỉ huy đơn vị chỉ đạo toàn diện công tác dân vận nói
chung, đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Trên cơ sở biểu biên chế đã
được cấp trên phê duyệt, Ngành Dân vận cần phải có kế hoạch kiện toàn, lựa chọn
những cán bộl, nhân viên có đủ phẩm chất, năng lực vận động quần chúng, biết
hoà đồng, cảm phục đồng bào, có đức tính “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng
nói, tay làm” và có khả năng làm tham mưu về dân vận bố trí vào cơ quan dân vận
công tác. Cần có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng nghiệp vụ dân
vận, học tiếng dân tộc cho cán bộ, nhân viên trong ngành và các lực lượng thực
hiện công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ nắm vững các
quan điểm, chính sách, của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ tuyên truyền thuyết phục nhân dân, nâng
cao khả năng làm tham mưu và tổ chức, chỉ đạo các hoạt động dân vận ở vùng đồng
bào dân tộc theo chức trách, nhiệm vụ.
Các đơn vị quân
đội phải tiếp tục quán triệt sâu sắc phương hướng xây dựng quân đội “cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” theo tinh thần nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị 917/CTQP của Bộ quốc phòng “về xây dựng
đơn vị vững mạnh toàn diện”…để
tổ chức xây dựng đơn vị thành đơn vị vững mạnh toàn diện.
Tình hình mới đang
yêu cầu công tác dân vận của quân độ đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phải
được tăng cường lên một bước mới. Thực hiện tốt một số biện pháp trên đây chắc
chắn sẽ làm cho công tác dân vận của quân đội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
được tăng cường, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay./.
LNK-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét