Pages - Menu

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ” Ở VIỆT NAM

 

“Tự diễn biến", "tự chuyển hoá" đang là nguy cơ hiện hữu đối với sự tồn tại, phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường: các yếu tố bên ngoài và bên trong, khách quan và chủ quan sẽ tiếp tục tác động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” ở Việt Nam. Để chủ động phòng ngừa, đầu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực này, cần quán triệt quan điểm của Đảng về công tác bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và công tác bảo vệ chính trị nội bộ nói riêng là chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính. Trên cơ sở tư tưởng này, cần tổ chức thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

Một là, các cấp uỷ đảng từ trung ương đến cơ sở phải quản triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương, giải pháp, biện pháp về xây dựng Đảng được đưa ra trong Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Tập trung thực hiện các nhóm giải pháp: tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên; nâng cao chất lượng công tác tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng, phát huy dân chủ, tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ; bổ sung, đổi mới hoàn thiện các cơ chế, chính sách. Đây vừa là vấn đề cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề chiến lược lâu dài để nâng cao năng lực, uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực hiện tốt những giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII) sẽ góp phần đặc biệt quan trọng trong việc củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện - vấn đề cốt lõi để chống “diễn biến hoà bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” từ bên trong.

Hai là, phải thường xuyên chú trọng chỉ đạo, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, tăng cường công tác quản lý, giám sát cán bộ và không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển, bổ sung lý luận.

Cán bộ, đảng viên hiện nay luôn chịu sự tác động đa chiều của tình hình trong nước và quốc tế, của điều kiện vật chất và tinh thần trong những thiết chế gia đình, xã hội khác nhau; họ có điều kiện tiếp cận và chịu sự tác động thường xuyên của rất nhiều luồng thông tin, tài liệu liên quan đến các lĩnh vực đời sống, trong đó có những thông tin xấu, phản ánh sai lệch tình hình chính trị, xã hội và nội bộ Việt Nam, cổ suý cho các tư tưởng, quan điểm chống Đảng, Nhà nước, chống chế độ. Hơn nữa, do trình độ nhận thức, điều kiện hiểu biết nên khả năng nhìn nhận, đánh giả các vấn đề của cán bộ, đảng viên luôn tồn tại những khác biệt, thậm chí sai lầm, lệch lạc. Trong khi đó, các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách thâm nhập, tác động phá hoại, làm biến chất cán bộ, đảng viên của ta. Vì vậy, công tác giáo dục tư tưởng chính trị và tăng cường tính hiệu quả các biện pháp quản lý cán bộ, đảng viên là vấn đề rất quan trọng để ngăn chặn, đây lùi tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyên hoá” ở Việt Nam.

Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đã đặt ra những vấn đề mới cần phải luận giải làm rõ cơ sở khoa học của nó, như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, rất cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, phát triển lý luận, nhất là nghiên cứu, bổ sung những luận điểm khoa học, khả thi, thiết thực để Việt Nam quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có thể trên cơ sở sự nghiên cứu, bổ sung và không ngừng hoàn thiện lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì công tác tư tưởng mới giải quyết những khúc mặc trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân. Đây là yếu tố rất quan trọng đề nâng cao nhận thức chính trị, tăng cường niềm tin cho cán bộ, đảng viên về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần đẩy lùi, triệt tiêu biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hoá” và suy thoái tư tưởng, đạo đức trong cán bộ, đảng viên.

Ba là, tiếp tục coi trọng công tác bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, pháp luật và bảo đảm tính nghiêm minh trong thực hiện chính sách, pháp luật để quản lý, điều chỉnh hiệu quả các mặt đời sống xã hội, kiên quyết đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế để giải quyết những bức xúc, tồn tại đang nổi lên, nhất là liên quan đến chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước ở tầm vĩ mô như: quán lý, sử dụng vốn, tài sản công; quản lý, sử dụng đất đai; giải phóng mặt bằng: tính hiệu quả và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước; các vấn đề về bảo đảm an ninh chính trị nội bộ và công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ hiện nay; quản giáo dục, văn hoá, thông tin, truyền thông... Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong Đảng, chính quyền các cấp và trong toàn hệ thông chính trị.

Làm tốt những vấn đề nêu trên sẽ góp phần giải quyết những tồn tại, bức xúc trong đời sống xã hội, tác động tích cực, trực tiếp đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, từ đó hạn chế, xoá bỏ điều kiện, cơ sở phát sinh những tư tưởng, quan điểm sai trái, phiến diện và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hoá” trong cán bộ, đảng viên.

Bốn là, với vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ ninh, trật tự, lực lượng công an cần tăng cường tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; chủ động phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hoá, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, nhất là hoạt động tuyên truyền phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền các quan điểm đa nguyên, đa đảng, tự do dân chủ theo kiểu phương Tây; tăng cường đấu tranh phòng, chống nội gián, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động liên kết trong - ngoài của các thế lực thù địch, không để hình thành, phát triển các tổ chức chính trị đối lập, phong trào chống đối trong nước, trong nội bộ. Lực lượng công an cần thường xuyên chủ động công tác thu tin, đánh giá tình hình quốc tế, trong nước tác động đến an ninh quốc gia, đến chính trị nội bộ để làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo, tổ chức công tác phòng, chống địch thâm nhập, tác động chuyển hoá, phá hoại nội bộ; đồng thời, chủ động công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở mỗi cơ quan, tô chức trong hệ thống chính trị. Đặc biệt, cần tăng cường công tác năm tình hình và đấu tranh ngăn ngừa, vô hiệu hoá việc các thế lực thù địch lợi dụng hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, triển khai các dự án hỗ trợ cải cách hành chính, pháp luật, phát triển dân chủ, xã hội dân sự ở Việt Nam để thâm nhập, tác động làm chuyển đổi tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, công chức ở các cơ quan trung ương, các cơ quan nghiên cứu, hoạch định, tham vấn chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, từ đó hướng thẻ chế chính trị, chính sách, pháp luật Việt Nam đi theo mô hình, quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, làm thay đổi bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và phòng, chồng tình trạng này là những vấn đề lớn, cấp bách và còn tiếp điển lâu dài. Vì vậy, cần tiếp tục có sự nghiên cứu, nhận thức sâu sắc hơn để chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp có cơ sở khoa học để khắc phục, đẩy lùi tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” thời gian tới, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

                                                                               T.H.H - H2

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét