Đại
đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc
Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước,
trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu
vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính
gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy ngàn
năm tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã chứng minh truyền thống đại đoàn kết
toàn dân tộc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều kết thành sức mạnh vô địch,
đưa Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng
lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.
Đại
đoàn kết dân tộc đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt nam yêu nước,
là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới thắng lợi vẻ
vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất
nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975.
Thực
tiễn đã minh chứng: khi đại dịch COVID -19 lây lan vào nước ta, tinh thần đó lại
trỗi dạy đã đoàn kết đồng lòng từ Trung ương đến địa phương, từ người dân cho đến
lực lượng tuyến đầu đều không quản khó khăn, gian khổ, hy sinh quyết tâm chiến
thắng “giặc COVID-19”, với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, mỗi người
dân là một chiến sỹ. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức cương quyết đẩy
lùi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân,
duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục và phát triển kinh tế sau đợt
dịch. Có nhiều tổ chức, cá nhân xung phong, tình nguyện vào tâm dịch và đóng
góp ngày công, tiền của, vật tư để chung sức cùng Đảng, Nhà nước và các địa
phương chống dịch cũng như đóng góp vào quỹ mua vắc xin phòng chống COVID -19 vừa
được Thủ tướng phát động.
Lịch sử đã chứng minh: khi nào Đảng ta, dân tộc
ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng đại đoàn kết dân tộc thì cách
mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thắng lợi. Ngược lại lúc nào, nơi nào dân
ta vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đoàn kết thì lúc đó nơi đó cách mạng gặp
nhiều khó khăn, thậm chí tổn thất. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
và trong suốt hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định đại đoàn kết
toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng của
đường lối chiến lược, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được phát huy cao độ
trong công cuộc đổi mới đất nước - một cuộc cách mạng vô cùng khó khăn, phức tạp
nhằm xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, Đảng đã nhận thức đúng đắn sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc cách mạng vĩ đại này. Tiếp tục quán triệt
sâu sắc trong tư tưởng và thực hiện nhất quán quan điểm mấu chốt: Cách mạng là
sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân
làm chủ; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan
hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều sống trong môi trường
an toàn, an ninh và được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Vì thế,
trong nhiều năm qua, Đảng chú trọng không ngừng hoàn thiện đường lối, chủ
trương về đại đoàn kết toàn dân tộc và Nhà nước kịp thời thể chế hóa bằng các
chính sách, pháp luật. Đại hội XIII Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghiã, quyền làm chủ của
nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội…”[1]tr.50.
Phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành một trong những bài học
kinh nghiệm lớn, là phương thức và cũng là điều kiện bảo đảm thực hiện thành
công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên cơ sở kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Cách mạng nước ta đang trên đường
đổi mới với nhiều thách thức đặt ra. Chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc, chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh; xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh; con người phát triển toàn diện.
“Phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc” trong những giai đoạn cách mạng tiếp
theo luôn được Đảng ta coi là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu. Đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được khơi dậy và phát huy trên tinh thần đặt
lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và của nhân dân lên trước hết; lấy đó
làm cơ sở để xây dựng các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng, đối ngoại. Do vậy, Đảng ta luôn xác định và giải quyết
hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Bảo đảo các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, Đảng
ta tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn
giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu
số; thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi
âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở
sự phát triển của đất nước.
Tuy
nhiên, trong quá trình đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới đặt
ra, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ
tới sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng
xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi
ích chính đáng, hợp pháp của người dân... còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc
trong dư luận cùng với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Các thế lực thù địch tìm mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam
trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, ngoại
giao… Chúng tập trung chĩa mũi nhọn tấn công, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc bằng nhiều hình thức, thủ đoạn mới, tinh vi, sảo quyệt, thâm độc.
Thực
tế, chúng chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Từng
bước đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước trở thành thách
thức lớp của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức
mạnh to lớn của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay.Tất cả những chủ trương, chính sách ấy
đã dần đi vào cuộc sống, góp phần xây đắp khối đại đoàn kết trên nền tảng liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tạo sự đồng
thuận xã hội vì sự phát triển của đất nước. Mọi tầng lớp nhân dân đã nỗ lực
chung sức, chung lòng cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững
sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp
tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước
tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, bối cảnh
đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp cách mạng nước
ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt. Đặc biệt,
là trước những sự kiện chính trị của đất nước, các hoạt động chống phá càng gia
tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và lưu lượng. Một trong những thủ đoạn
chúng ráo riết thực hiện là lợi dụng Internet để truyền bá các quan điểm sai
trái, tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa
đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân
đội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân
dân. Những thông tin kiểu này đang được âm thầm phát tán, tạo ra sự dao động
hoang mang trong các tầng lớp nhân dân, làm lung lay lòng tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước. Đây là thủ đoạn chiến tranh tâm lý vô cùng nguy hiểm.
Chúng
lợi dụng những trang mạng, blog để tung tin, bịa đặt sai sự thật hay chúng hô
hào đấu tranh cho “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”; “tôn giáo” ở Việt Nam.
Chúng kích động văn nghệ sĩ đòi “tự do sáng tác”, “tự do công bố” các tác phẩm
văn học, phản đối sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ta trên lĩnh vực
văn hóa, văn nghệ; đặt hàng viết bài đưa lên các mạng xã hội, blog cá nhân để
tuyên truyền kích động chống phá đất nước. Lợi dụng vấn đề này, trên các trang
mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết với lời lẽ thâm độc, phủ nhận sự nỗ lực, cố
gắng của Đảng, Nhà nước trong giải quyết vấn đề của đất nước như: chống tham
nhũng hay phòng, chống đại dịch COVID-19 …Những âm mưu, thủ đoạn đó sẽ bị nhấn
chìm, bị đè bẹp bởi sức mạnh vô địch của đại đoàn kết dân tộc của toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta. Trước sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc thì các thế lực
thù địch dù có dùng thủ đoạn nào cũng không dễ dàng thực hiện được ý đồ đen tối.
Việc chống phá của các thế lực thù địch là một yếu tố tất nhiên trong cuộc đấu
tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
NTP-H2
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb CTQG sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 50.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét