Cùng với những
giá trị tích cực, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với
sự phát triển của đất nước. Nó “được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề
bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích”.
Việt Nam là nước
có số người dùng Internet và mạng xã hội thuộc tốp đầu trên thế giới, với hơn
64 triệu người dùng Internet (chiếm 67% dân số); hơn 55 triệu người dùng (chiếm
57% dân số) và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số
người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới.
Nhìn lại những
năm qua, cùng với các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số
thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc trên mạng xã hội do các thế lực “mạng
đen” tung ra, đã và đang tác động tiêu cực tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi
ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận
cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ở nước ta.
Nhìn khái lược,
càng gần đây, các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch càng sử dụng
nhiều âm mưu, thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại,
bôi nhọ, công kích Đảng, Nhà nước và chế độ ta; đồng thời, liên tục điều chỉnh
hình thức và phương pháp chống phá ngày càng tinh vi, thậm chí biến ảo, với những
chiêu trò mới rất xảo trá và nguy hiểm, không chỉ về tư tưởng mà còn chuẩn bị tổ
chức, lôi kéo, tập hợp lực lượng, trước hết thông qua các cuộc “tập dượt” trên
mạng xã hội.
Chúng triệt để
lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo
đức, lối sống, để thành lập các hội, nhóm “xã hội dân sự”; thông qua cái gọi là
“diễn đàn dân chủ”, sử dụng các website và các trang mạng xã hội dưới danh
nghĩa phản biện, để bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, phát tán thông tin xấu độc
xâm hại Tổ quốc, dọn đường mưu toan lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa. Càng gần đây, các thế lực thù địch coi việc hình thành
phát triển xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc đảm
bảo quyền con người, cổ xúy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn
luận, tự do lập hội, tự do biểu tình… để thực hiện “diễn biến hòa bình”; trong
đó, lợi dụng các quyền cơ bản của con người như: Quyền lập hội, quyền công dân,
quyền tự do báo chí... Chúng núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, hình thành
“kênh phản biện” để cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức
trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và
các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, lợi dụng các diễn đàn tư tưởng,
thông qua hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học... để đề cao dân chủ tư sản,
nhằm chuyển hóa lập trường, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Chúng ra sức cổ xúy cái gọi là quyền bày tỏ chính kiến không giới hạn
và liên kết hình thành các tổ chức “độc lập” tham gia vào đời sống cộng đồng,
thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; lập các hội, nhóm
với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích thu hút được các tầng lớp, thành phần
xã hội tham gia (“Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Hội Nhà báo độc lập”, “Hội Anh em
dân chủ”…) nhằm lôi kéo quần chúng; phát triển lực lượng, hình thành các hội
nhóm hoạt động “bất bạo động”; tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị,
khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
tạo tiền đề tập hợp, phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập
với Đảng, Nhà nước. Đây chính là những “cây cầu nối” cực kỳ nguy hiểm của
chúng.
Bằng con đường
tổ chức, thông qua liên kết, hợp tác, dưới hình thức tài trợ của các tổ chức
phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dưới danh nghĩa từ thiện, nhân đạo, chúng
len lỏi, luồn sâu và thông qua các tổ chức này tạo lập chỗ đứng, với sự dọn đường,
cổ xúy biểu tình và thúc đẩy bạo loạn của mạng xã hội. Trên lĩnh vực
chính trị, chúng kêu gọi “dân chủ hóa chính quyền”, từng bước cô lập, tách các
tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, tạo áp lực về chính trị - xã hội,
thậm chí gây bạo loạn, lật đổ, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và xã hội. Với thủ đoạn “thân thiện giả hiệu”, chúng thâm nhập vào hoạt
động của nền kinh tế, tìm kiếm cơ hội tiếp cận với các đối tượng chính trị
thoái hóa; thậm chí mua chuộc những phần tử này, để xây dựng lực lượng. Mức độ
mà mật độ hình thức kiểu này của chúng ngày càng tăng. Để thúc đẩy nhanh “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
chủ, nhân quyền tác động hướng lái truyền thông. Đồng thời, thành lập nhiều tổ
chức và đưa người vào Việt Nam để theo dõi, tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn
đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tiến hành móc nối, cài cắm, truyền bá
tư tưởng sai trái, vu cáo, xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam; kêu gọi tập
hợp lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình
trên không gian mạng; lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức
tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng để kích động biểu tình, gây bất ổn về an
ninh, trật tự, tìm thời cơ tiến hành “cách mạng đường phố” tại Việt Nam…Chúng sử
dụng mạng để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội; phương thức lây nhiễm
virus, phần mềm gián điệp... mượn môi trường mạng là “miếng đất” để tuyên truyền,
tuyển lựa, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã
hội. Để đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các thế lực thù địch
thúc đẩy “dân chủ hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thực hiện
“dân chủ hóa” trong truyền thông và xã hội. Yếu tố thứ nhất mang tính quyết định
đến tiến trình “dân chủ hóa” từ bên trên, bên trong nội bộ ta; yếu tố thứ hai sẽ
đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của toàn xã hội. Mặt khác, lợi dụng
sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), các thế lực thù
địch mạnh tay chi tài chính cho quảng cáo, đầu tư, tài trợ các chương trình để
khống chế, dẫn dắt giới truyền thông hoạt động theo ý đồ của chúng, ý đồ đưa
truyền thông tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Ở
bên ngoài, một số tổ chức đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, bồi dưỡng năng lực
cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nhằm tác động chuyển hóa và phát triển
các kênh “phản biện xã hội”. Thông qua đây, họ tác động hình thành trong nội bộ
các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động
“độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta. Núp dưới chiêu trò
“yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”… gần đây và sắp tới sẽ còn điên cuồng
hơn, một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dùng mọi thủ đoạn tập trung
kích động, lôi kéo tụ tập đông người, biểu tình trái phép, thậm chí có hành vi
quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội...
Vì thế, cuộc đấu
tranh trên mạng xã hội, hơn bao giờ hết, sự phức tạp và quyết liệt, thậm chí có
ý nghĩa sinh tử và đầy thách thức./.
LQT-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét