Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng: “Bệnh chủ nghĩa cá nhân” là kẻ thù hung ác của
đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội”, “là thứ gian giảo, xảo quyệt”, “là căn
bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh con nguy hiểm khác”, “kéo người ta xuống dốc
không phanh..”, cho nên Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên kể cả cán bộ lãnh
đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước phải tu tâm, tích đức, phải vứt bỏ cái ba lô chủ
nghĩa cá nhân trong con người mình.
Trong tác phẩm
“Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người chỉ rõ: “Họ
mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước
hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Do cá
nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa
hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường
tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa
rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh”. Sự phê phán đó của Người cho tới
ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị, mang tính thời sự cao và có ý nghĩa giáo dục đạo
đức, lối sống sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta, đặc biệt trong thực
hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Từ sự chỉ bảo
trên của Bác Hồ, mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
đã chỉ rõ. Trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, lần đầu tiên Đảng ta chỉ rõ “Cá nhân chủ nghĩa, sống
ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi
ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”.
Xuất phát từ động cơ, lợi ích kinh tế và chính trị, có một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên hiện nay kể cả cán bộ cao cấp đang tự biến mình thành một “diễn
viên có hạng”. Họ không trung thực với chính bản thân mình, vứt bỏ danh dự, phẩm
chát, nhân cách của bản thân. Những lệch lạc về đạo đức, lối sống trong xã hội
đã và đang diễn ra trước hết và nguy hiểm hơn ở những kẻ có chức có quyền, những
kẻ mang danh “đầy tớ của Nhân dân” nhưng đã thoái hóa, biến chất. Cho nên, cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh nội tại giữa cái “thiện” và
cái “ác”; giữa cái “đúng” và cái “sai”; giữa cái “tiến bộ” và cái “thoái bộ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo rằng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa,
nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân... Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng.
Ta phải làm cho phẩm chất tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và
phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng...”. Nên khi cán bộ,
đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân, đồng nghĩa với việc họ làm biến chất, suy
thoái Đảng. Do đó, thực hiện những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ
nghĩa cá nhân, chính là giữ vững bản chất, sinh mệnh chính trị của một Đảng
cách mạng chân chính.
Để chữa căn bệnh
chủ nghĩa cá nhân hiện nay có hiệu quả cao cần phải thực hiện tốt một số giải
pháp sau đây:
Thứ nhất; thường
xuyên đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể
nang, né tránh. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là
một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng,
xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đây là vũ
khí sắc bén và rất cần thiết để chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng.
Thứ hai; tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ
cương vị lãnh đạo, chủ trì, đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước thật sự trong sạch,
vững mạnh; đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng
viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp
phần giáo dục, răn đe đối với mọi cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh, phòng
ngừa những hành vi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Thứ ba; tăng cường
vai trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ
rèn luyện đạo đức cách mạng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành kỷ
luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
Đấu tranh
phòng, chống và quét sạch chủ nghĩa cá nhân có hiệu quả trong toàn Đảng nói
chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng hiện nay là một tất yếu, nó diễn
ra hết sức gay go, phức tạp, quyết liệt, đòi hỏi cán bộ, đảng viên trong Đảng
phải thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân, gắn với thực hiện thắng lợi mục tiêu, quan điểm,
nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện
nay; góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, luôn xứng đáng
là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân./.
NXT-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét