Như thường lệ, cứ trước và sau mỗi
kỳ Đại hội Đảng, các thế lực thù địch lại ra sức hô hào, chống phá, xuyên tạc về
mục tiêu, con đường mà Đảng, Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Chúng ráo
riết tuyên truyền đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
là chắp vá, không tưởng, “mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đã lỗi thời ở Việt
Nam”, vì không thể nào có CNXH được. Thực hiện mưu đồ này, chúng ra sức bôi đen
CNXH hiện thực, bác bỏ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, công khai ca ngợi chế
độ tư bản chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch lấy một số
khuyết điểm, yếu kém của ta về quản lý kinh tế, quản lý xã hội để quy chụp cho
bản chất của CNXH, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có CNXH. Trong khi nước ta
đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, chúng đòi hỏi những nhân tố của CNXH
phải xuất hiện đầy đủ ngay ở nước ta. Tiến công vào đường lối của Đảng, các thế
lực thù địch cho rằng, phải phát triển CNTB dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết
những vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó theo CNXH dân chủ.
Những luận điệu nói trên của các
thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị nhằm gây sự hoài nghi; phá vỡ sự
đồng thuận xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH, đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước;
tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Chính vì vậy, việc đấu tranh, phê phán
các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm tin của
cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận
tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc, là chiến lược, bước đi của
cách mạng Việt Nam. Học thuyết C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội
luôn đề cao các giá trị của độc lập dân tộc, khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục
tiêu của độc lập dân tộc. Học thuyết đồng thời chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong việc thành lập Đảng chính trị và vai trò của Đảng trong
lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đập tan xiềng xích, áp bức, bóc lột
của giai cấp thống trị, giành độc lập dân tộc, tạo tiền đề cho con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Đối với Việt Nam, phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX diễn ra sôi nổi, rộng khắp, nhưng cuối cùng đều thất bại do khủng hoảng
về đường lối. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã
tìm ra con đường đúng đắn dựa trên học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường
lối. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930) đã xác định mục tiêu của cách mạng
nước ta là giành độc lập cho dân tộc để đi tới xã hội cộng sản, gắn tinh thần độc
lập, tự chủ, tự tôn dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là định hướng chính trị, mục tiêu xuyên suốt của tiến trình cách mạng
Việt Nam. Trong suốt các chặng đường lịch sử của cách mạng Việt Nam, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trở thành nội dung cốt lõi, xuyên suốt
trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó thể hiện sự nhất
quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Đảng, là ngọn cờ cách mạng
mà Đảng ta luôn giương cao. Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về
cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
xã hội chủ nghĩa vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn
cách mạng. Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam đã được thể
hiện rõ trong các cương lĩnh, văn kiện Đại hội Đảng. Đường lối của Đảng về độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được cụ thể hóa trong chính sách,
thể chế hóa thành pháp luật của Nhà nước; được quán triệt vận dụng trên tất cả
các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội có mối liên hệ biện chứng, trở thành động lực, nguồn sức mạnh của
cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử. Dân tộc Việt Nam đã sống dưới
ách đô hộ của phong kiến, thực dân, đế quốc hàng ngàn năm, luôn khát vọng độc lập
dân tộc. Khát vọng đó tập hợp được lực lượng, đoàn kết được các giai tầng xã hội,
trở thành động lực cách mạng, tạo nên sức mạnh vô biên đánh thắng mọi loại kẻ
thù, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng
lợi đã đem lại cho mọi người dân cơm no, áo ấm, hạnh phúc, ai cũng được học
hành. Khi độc lập dân tộc được gắn liền với chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp thêm luồng
sinh khí mới cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, cho động lực
và sức mạnh của cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử. Bởi lẽ, độc lập
dân tộc là tiền đề, là nền tảng và điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa xã
hội; ngược lại, chủ nghĩa xã hội là điều kiện bảo đảm vững chắc cho độc lập dân
tộc đạt được những chân giá trị đích thực
của nó.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: "Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền
cũng là dân", lấy dân làm gốc là hòn đá tảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người sớm nhận ra vai trò to lớn của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng và
xác định mọi tiến trình cách mạng của dân tộc phải là của dân, do dân tiến hành
và mưu cầu hạnh phúc cho dân. Song, Hồ Chí Minh cũng khẳng định sự nghiệp cách
mạng của quần chúng muốn giành thắng lợi phải do Đảng cộng sản - Đảng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo. Người đã sớm chỉ rằng độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là tâm điểm của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế
mà Việt Nam được tôn vinh là ngọn cờ đầu. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin xây dựng
học thuyết về chủ nghĩa xã hội, trong đó đề cao các giá trị độc lập dân tộc,
phù hợp với khát vọng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội
chính là mục tiêu hướng tới của độc lập dân tộc, là bó đuốc dẫn đường cho phong
trào công nhân, phong trào cộng sản thế giới trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
sớm tìm đến, giác ngộ và vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như trong các cuộc
kháng chiến trường kỳ, oanh liệt của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược; trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay là những
minh chứng hùng hồn cho thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc,
cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã nêu gương cho phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
của các nước châu Phi, châu Mỹ - La-tinh, châu Á, châu Âu đều lấy Việt Nam làm
tấm gương, bài học lịch sử để noi theo. Với mục tiêu và thắng lợi của đường lối
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã thực sự trở thành điểm
sáng, là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân loại
tiến bộ. Nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, lựa chọn con đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội đang tạm thời lâm vào khủng
hoảng, Đảng ta vẫn kiên định đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
đã đạt được những thành tựu to lớn, càng khẳng định đường lối của Đảng ta là
đúng đắn. Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Đất nước ta
chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Đó
là thắng lợi của đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây đồng
thời là đóng góp to lớn, có hiệu quả nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối
với chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế trong thời đại mới./.
PVĐ-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét