Trong
thời gian gần đây, các đối tượng xấu, thế lực thù địch núp danh nghĩa “dân chủ,
nhân quyền” đã lợi dụng triệt để “vấn đề tham nhũng” ở nước ta để xuyên tạc,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự hồ nghi trong nhân dân về sự lãnh đạo
của Đảng. Do đó, việc nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
là vấn đề cấp bách.
Mục đích của chúng nhằm vẽ lên một bức tranh
xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo,
hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào
Đảng và chế độ, tạo “hoài nghi” về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng
viên với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội. Đi đôi với luận điệu
xuyên tạc trên của các nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền” là những lời hô hào,
xúi giục nhân dân “đoàn kết”, “đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân chủ”; kêu gọi
Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi: “Cương lĩnh”, “thể chế chính trị”, “mô
hình lãnh đạo”, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”, v.v.
Các thế lực thù địch đang cố tình muốn sử dụng
vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam làm “công cụ”, “ngọn
cờ tiên phong” để thực hiện ý đồ xấu, chống phá Việt Nam. Thực chất, đó chỉ là
những tổ chức, cá nhân có quan điểm, tư tưởng phiến diện, lệch lạc được các thế
lực thù địch, phản động “hậu thuẫn”, cổ vũ, đội lốt “trách nhiệm” với “vận mệnh”
của dân tộc, của đất nước để chống lại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
ta hiện nay. Đây rõ ràng là chiêu trò, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm gây
“nhiễu loạn” chính trị - xã hội, nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Như chúng ta biết, tham nhũng là một hiện tượng xã hội, gắn liền
với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không
phân biệt chế độ chính trị, kể cả ở nước nghèo và nước giàu, quốc gia phát triển,
đang phát triển hoặc kém phát triển; không phân biệt do một đảng hay do đa đảng
lãnh đạo.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta không phủ nhận tham
nhũng đã và đang tồn tại ở Việt Nam; là vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả
hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, trực tiếp phá hoại công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Đặc biệt, “tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ
nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống,… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” đã
làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của
Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để các thế lực
thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, làm suy yếu sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để ngăn chặn tệ nạn này, Đảng,
Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung
túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc
chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng
viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và
loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thực tế trên là bằng chứng xác thực nhất
bác bỏ những luận điệu tuyên truyền phiến diện, chủ quan, lệch lạc, thù địch
đang cố tình lợi dụng vấn đề tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam để thực hiện mục đích, ý đồ xấu.
Trước sự chống phá ngày càng điên cuồng và
tinh vi trên không gian mạng, các phương tiện truyền thông xã hội của các thế lực
thù địch và những hậu quả khôn lường mà nó có thể gây ra, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 4 khóa XII thẳng thắn đánh giá: Chúng ta chưa chủ động và thiếu giải
pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng
và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý thông tin
còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông
tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch,
phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Do đó, hiện nay, công tác đấu
tranh trên môi trường mạng cần được coi trọng đặc biệt, trong đó có đấu tranh
phản bác những luận điệu ngụy tuyên truyền về tham nhũng, cần tập trung một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng lực lượng “tác chiến”
tuyên truyền trên không gian mạng, là hiệp đồng của nhiều “binh chủng” tuyên
truyền, với vai trò tổ chức, lĩnh xướng, chủ lực của cơ quan tuyên giáo, báo
chí chính thống của ta, cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thành viên của các tổ
chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp khác trong hệ thống chính trị, kết thành
mạng lưới thông tín viên rộng khắp, có khả năng hiện diện và góp tiếng nói ở mọi
không gian truyền thông xã hội, từ đó lan tỏa sự ủng hộ, đồng tình tới đông đảo
các tầng lớp nhân dân. Các cơ quan báo chí của ta phải luôn giữ vững vai trò,
nhịp độ chủ đạo trong định hướng thông tin, thực hiện kết nối, tích hợp một
cách hợp lý các ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến vào sản phẩm báo chí của
mình hoặc tạo dựng những kênh truyền thông xã hội riêng nhằm tận dụng lợi thế của
các phương tiện này để lan tỏa thông tin chính thức, chính thống tới đông đảo
công chúng.
Thứ hai, công tác thông tin và định hướng
thông tin, tuyên truyền cần nhanh nhạy, chủ động hơn, không bị động, theo đuôi
sự việc; đặc biệt cần công khai sớm, đầy đủ các thông tin về xử lý tham nhũng
cho công luận, nhất là các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ, việc, vụ
án tham nhũng, kinh tế lớn, chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm,
dư luận xã hội quan tâm, giúp định hướng tốt dư luận xã hội và thể hiện rõ sự
công khai, minh bạch của Đảng, Nhà nước trong xử lý tham nhũng. Lấy tuyên truyền
về gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng để lấn át
cái xấu, tiêu cực.
Thứ ba, khoanh vùng các tổ chức, đối tượng
đầu sỏ chống phá ta để chặn, xóa thông tin trên các phương tiện truyền thông xã
hội theo từ khóa, theo tuyến vật lý, vị trí địa lý, cụm máy chủ, tên miền...;
điều tra, truy tìm dấu vết phát tán thông tin, lưu trữ lịch sử thông tin để xử
lý nghiêm minh theo quy định pháp luật những đối tượng cầm đầu nhằm răn đe và
ngăn chặn từ gốc các thông tin bẩn, xấu độc.
Thứ tư, xây dựng các “thiết chế ảo” trên
các phương tiện truyền thông xã hội, như các diễn đàn, hội nhóm, fanpage, câu lạc
bộ... theo tâm lý, sở thích, nhu cầu cá nhân, có chất lượng, thu hút được nhiều
hội viên, thành viên, tạo thành những cộng đồng mạng rộng lớn, từ đó khéo léo
điểm xuyết việc xen ghép những định hướng tuyên truyền của ta trong các nội
dung trao đổi, thảo luận, sinh hoạt trên không gian trực tuyến.
Đặc biệt, công cuộc phòng, chống tham nhũng cần
tiếp tục giữ vững nhịp độ, được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Dựa trên hiệu
quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng cùng việc giải quyết những vấn đề nổi cộm
khác mà dư luận xã hội quan tâm, bức xúc và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng,
như lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền; quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng;
các vấn đề an sinh xã hội..., công tác phản tuyên truyền sẽ có cơ sở vững chắc
và thêm sức nặng để đập tan từ gốc dã tâm chống phá và những luận điệu ngụy
tuyên truyền của các thế lực thù địch./.
PVĐ-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét