Lịch sử thế giới đã chứng minh
những kết luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách bằng
phẳng, thuận buồm xuôi gió. Nhất là hiện nay, các thế lực phản động,
thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc về giai cấp công nhân cùng
với sứ mệnh lịch sử của họ với một một số luận điệu chống phá cơ bản
sau:
Thứ nhất, chúng rêu rao rằng: Giai
cấp công nhân ngày càng “teo đi“, đã “tan biến” vào các giai cấp, tầng lớp xã
hội khác (địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân đã thay đổi nhiều, phần
đông trong giai cấp này đã trung lưu hoá…). Thực tế đã chứng minh điều đó
hoàn toàn sai lầm, vì giai cấp công nhân hiện nay có sự biến đổi về số lượng,
dịch chuyển vào các giai cấp khác, nhưng chất lượng không thay đổi. Quá trình
tái sản xuất tư bản chủ nghĩa dù có hiện đại hoá đến đâu, những hình thức của
nó có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn không ngừng tái sinh ra quan hệ
tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, Chúng cho rằng người
công nhân hiện nay dã được quan tâm, chăm lo và có cuộc sống no đủ, không
còn bị bóc lột như trước; mỗi công nhân đều được mua cổ phần, họ là
chủ, làm việc cho chính họ nên mâu thuẫn giai cấp không còn.
Thực tiễn, mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa đang diễn ra
hết sức gay gắt. Giai cấp tư sản đã và đang tìm mọi cách để điều chỉnh các
quan hệ tư bản chủ nghĩa nhằm cứu vãn chế độ thống trị của chúng. Chúng có thể
đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không sao khắc phục được
mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản. Dù nơi này hay nơi khác, nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa vẫn có khả năng phát triển, nhưng phải thường xuyên đương đầu
với các cuộc khủng hoảng nặng nề, với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp thường
xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người. Phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách nặng nề, nhưng bức tranh
toàn cảnh của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những
tiền đề khách quan cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù
có trải qua những bước thăng trầm, quanh co, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra
theo quy luật khách quan của lịch sử.
Thứ ba, chúng tuyên truyền rằng:
Hiện nay trong các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân không còn bị
bóc lột như trước, đã “trung lưu hoá” và có cổ phần trong xí nghiệp, cho nên
giai cấp công nhân không có tinh thần cách mạng như trước, không còn có thể
đóng vai trò lãnh đạo cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Thực tiễn, chủ nghĩa Mác- Lênin
không quan niệm một giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng vì nó nghèo khổ
nhất. Mưu toan đem sự nghèo khổ để luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là sự xuyên tạc trắng trợn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sự
thực, ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ
trong giai cấp công nhân đã được cải thiện. Một bộ phận công nhân đã có mức
sống cao hơn. Song điều đó không có nghĩa là công nhân ở các nước đó không bị
bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể. Một số công nhân có cổ phần, cổ phiếu
trong công ty nhưng điều đó không hề làm thay đổi một sự thật là toàn bộ tư
liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản. Do đó giai
cấp công nhân về cơ bản vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư, và bị bóc lột nhiều
hơn trước.Vì vậy mà giai cấp tư sản chỉ bớt một phần lợi nhuận (chính là việc
cho công nhân mua cổ phần, cổ phiếu) để cải thiện đời sống công nhân. Và thực
tế thì đời sống của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển vẫn còn
nhiều tình trạng nghèo khổ, thất nghiệp, thiếu nhà ở, mù chữ, đời sống bấp
bênh.
Thứ tư, chung cho rằng, luận điểm
của Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trước đây có thể đúng nhưng
không còn đúng trong thời đại ngày nay. Theo chúng: Thời đại ngày nay là thời
đại của nền “văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó tri thức mới là
lực lượng tiên phong, có vai trò lãnh đạo cách mạng...
Cần nhận thức rõ, tất nhiên,
trí thức có vai trò quan trọng trong mọi thời đại.Trong sự nghiệp xây dựng xã
hội mới, vai trò trí thức ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Song, trí
thức không thể đóng vai trò lãnh đạo thay thế vai trò lãnh đạo thay thế giai
cấp công nhân. Bởi lẽ: Trong xã hội trí thức chỉ là một tầng lớp đặc biệt và
không thuần nhất. Trí thức chưa bao giờ và không bao giờ là một giai cấp. Nó
không đại biểu cho một phương thức sản xuất nào, không là một lực lượng kinh
tế, chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Do đó, không
có hệ tư tưởng riêng, không thể là người lãnh đạo cách mạng. Mặt khác, tri
thức không có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Dưới chế độ tư
bản, trí thức cũng làm thuê nhưng được giai cấp tư sản đào tạo và một bộ
phận được ưu đãi. Trí thức không phải là tầng lớp có tinh thần cách mạng
triệt để như giai cấp công nhân. Thực tế lịch sử cho thấy chưa bao giờ có
tầng lớp trí thức nào có thể thay thế một giai cấp để lãnh đạo cách mạng. Trí
thức bao giờ cũng là trí thức của một giai cấp nhất định và thường là của giai
cấp thống trị xã hội.
Nắm chắc những luận điệu xuyên
tạc, chống phá của các thế lực thù địch làm cơ sở để chúng ta đấu
tranh chống lại, qua đó tiếp tục khẳng định vững chắc sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân; quyết tâm xây dựng thành công đất nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa cộng
sản trên toàn thế giới./.
ĐHQ-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét