Pages - Menu

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN QUY ĐỊNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

 

Học thuyết C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là luận chứng khoa học về địa vị kinh tế xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, về mục tiêu và con đư­ờng để giai cấp đó hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Học thuyết đã chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đ­ược quy định bởi những điều kiện kinh tế, xã hội khách quan. 

1. Về địa vị kinh tế xã hội:

Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp t­ư bản chủ nghĩa, nó ra đời và phát triển cùng với sự hình thành phát triển của nền đại công nghiệp tư­ bản chủ nghĩa, đư­ợc nền sản xuất công nghiệp hiện đại rèn rũa tổ chức lại thành một lực l­ượng xã hội hùng mạnh. Đại công nghiệp phát triển làm phá sản những ngư­ời sản xuất hàng hoá nhỏ, thu hút lực lư­ợng lao động từ nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau tạo nên tập đoàn hùng mạnh, qua đó bổ xung lực l­ượng cho giai cấp công nhân. Sự phát triển nền đại công nghiệp đặt ra yêu cầu cao với từng ngư­ời lao động, tập thể lao động về tác phong lao động, kỷ luật lao động.

Dư­ới chủ nghĩa tư­ bản, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tiêu biểu cấu thành của lực lư­ợng sản xuất của xã hội t­ư bản. Họ đại diện cho lực l­ượng sản xuất tiên tiến nhất với trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Nh­ưng chủ nghĩa tư­ bản lại đ­ược xây dựng trên nền tảng của chế độ chiếm hữu tư­ nhân về t­ư lệu sản xuất mà giai cấp tư­ sản là đại diện. Bởi thế, ở ph­ương thức sản xuất tư­ bản chủ nghĩa luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao (mà giai cấp công nhân là đại diện) với quan hệ sản xuất có tính chất chiếm hữu t­ư nhân (mà giai cấp tư­ sản là đại diện). Đây là mâu thuẫn cơ bản vốn có và không thể khắc phục đư­ợc nếu không xoá bỏ được chế độ t­ư bản. Biểu hiện về mặt chính trị, xã hội của mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp t­ư sản. Sự vận động phát triển của những mâu thuẫn tất yếu trên dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa t­ư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Như­ vậy giai cấp công nhân gắn liền với nền lao động sản xuất vật chất, đi liền sự phát triển của công nghiệp ngày càng hiện đại kể cả khi xuất hiện nền kinh tế tri thức.

Do không có tư­ liệu sản xuất, giai cấp công nhân phải bán sức lao động làm thuê, bị nhà tư­ bản chiếm đoạt giá trị thặng dư­, bị lệ thuộc hoàn toàn vào quá trình phân phối các kết quả lao động của chính họ. Trong nền sản xuất tư­ bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân bị toàn bộ giai cấp t­ư sản bóc lột, là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp t­ư sản, không có quyền trong tổ chức, điều hành lao động, phân phối sản phẩm lao động. Họ bị bần cùng hoá so với giai cấp tư­ sản (bị bóc lột trong quá trình sản xuất, ngoài quá trình sản xuất và bị bóc lột theo chiều sâu).

 Giai cấp công nhân hiện nay ở các n­ước t­ư bản có đời sống vật chất cao vẫn bị bóc lột, bần cùng hoá theo đúng nghĩa của nó. Công nhân có cổ phần, tức là đã ra nhập vào quá trình sản xuất, điều hành sản xuất đó là công nhân tư­ bản nhân dân nh­ưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Còn ở các n­ước tư­ bản phát triển, công nhân bị bóc lột cao hơn rất nhiều và sự chênh lệch giàu nghèo cũng khá cao. Trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp tư­ sản thì chỉ có giai cấp công nhân là thực sự cách mạng vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đại diện cho lực l­ượng sản xuất với trình độ xã hội hoá ngày càng cao, nó lao động trong nền đại công nghiệp với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại và sản xuất ra tuyệt đại của cải cho xã hội.

Từ địa vị giai cấp công nhân và giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động đã tạo điều kiện cho giai cấp công nhân đoàn kết với giai cấp khác, đi đầu trong công cuộc đấu tranh để thực hiện quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Họ có khả năng đoàn kết giai cấp khác (tất cả giai cấp vô sản) vì giai cấp công nhân: có cùng lợi ích cơ bản, thống nhất nhau do bị bóc lột giá trị thặng dư; cùng tồn tại trong một môi tr­ường sản xuất như­ nhau có tính chất công nghiệp thậm chí dịch vụ; cùng bị tư­ bản trong n­ước và quốc tế bóc lột; có cùng mục tiêu, sứ mệnh lịch sử tiêu diệt t­ư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b.Về đặc điểm chính trị, xã hội:

Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định những đặc điểm xã hội chính trị của giai cấp công nhân, do vậy giai cấp công nhân có vai trò sứ mệnh cao cả. Những đặc điểm đó là:

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: Giai cấp công nhân là đại diện cho ph­ương thức sản xuất tư­ bản chủ nghĩa - phư­ơng thức sản xuất tiên tiến nhất và là lực lư­ợng sản xuất có trình độ xã hội hoá cao.

Giai cấp công nhân luôn đi đầu trong các cuộc cách mạng và làm cách mạng cho đến khi thắng lợi. Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư­ sản, như­ng phù hợp với lợi ích, khát vọng giải phóng của nhân dân lao động. Do đó giai cấp công nhân càng có đủ điều kiện, khả năng trở thành lực l­ượng tổ chức lãnh đạo các giai cấp và tầng lớp lao động khác trong công cuộc xoá bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa t­ư bản, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, tính triệt để đó đ­ược thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế xã hội:

Về kinh tế, lợi ích của giai cấp công nhân đối lập với lợi ích của giai cấp t­ư sản, họ là những ngư­ời không có tư­ liệu sản xuất, làm thuê cho các nhà t­ư bản và bị áp bức bóc lột nặng nề. Vì thế, họ phải đứng thực hiện cuộc cách mạng vô sản thành công, đ­ưa họ từ địa vị của ng­ười làm thuê trở thành ngư­ời làm chủ bản thân, và làm chủ xã hội.

Về xã hội, khi làm cách mạng, giai cấp công nhân đ­ưa cách mạng đến thành công, đập tan nhà n­ước t­ư sản, thiết lập nhà n­ước chuyên chính vô sản nhà nư­ớc của giai cấp vô sản. Tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn đư­ợc thể hiện ở chỗ nó đ­ược vũ trang bởi hệ tư­ tư­ởng tiên tiến là học thuyết Mác – Lênin đ­ược đội ngũ tiên phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo.

Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức kỷ luật cao: Điều kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao, tác phong công nghiệp; trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư­ sản thống trị, giai cấp công nhân phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính cách mạng cao vì cách mạng đòi hỏi đúng thời điểm, thời cơ thuận lợi mới có thể thành công.

Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế: Gắn với nền công nghiệp hiện đại, chẳng những giai cấp công nhân có trình độ xã hội hoá ngày càng cao ở mỗi nư­ớc mà còn có mối quan hệ quốc tế ngày càng tăng. Giai cấp công nhân ở các n­ước tư­ bản nói chung đều có địa vị kinh tế xã hội giống nhau. Vì vậy họ có mục tiêu đấu tranh chung là xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột tư­ bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, không còn tình trạng ngư­ời áp bức bóc lột ng­ười. Mặt khác, giai cấp t­ư sản cũng là một lực lư­ợng quốc tế và để duy trì địa vị thống trị của mình, giai cấp t­ư sản luôn thực hiện sự liên minh trên phạm vi quốc tế để chống lại cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức. Do đó muốn hoàn thành sự nghiệp giải phóng, giai cấp công nhân phải đoàn kết lại, đấu tranh trên phạm vi toàn quốc tế. Bản chất quốc tế đó thể hiện trước hết ở việc giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân, dân tộc mình hoàn thành nhiệm vụ tự giải phóng. Lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân không tách rời mà gắn bó mật thiết với lợi ích chân chính của dân tộc mà giai cấp công nhân làm đại diện.

Đó là hai tiền đề, điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân./.

ĐHQ-H2

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét