Pages - Menu

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

CẦN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HIỆN THỰC HÓA QUAN ĐIỂM “TRỒNG NGƯỜI” VÀ “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”

 

Quan điểm “Trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh và “Tiên học lễ, hậu học văn” là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đang vươn lên mạnh mẽ trên con đường xây dựng CNXH.

Dưới góc nhìn về CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giai đoạn hiện nay càng cần tiếp tục phát triển, phát huy, hiện thực hóa quan điểm “Trồng người”, “Tiên học lễ, hậu học văn” trong đời sống xã hội.

1. Bàn về CNXH tiếp cận từ văn hóa, Hồ Chí Minh quan niệm CNXH chính là một hình thái phát triển của văn hóa, một đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Do đó, quá trình hình thành và phát triển của CNXH lại càng phải gắn với văn hóa, và chỉ có đứng trên đỉnh cao của văn hóa, CNXH mới có thể phát triển theo đúng quy luật xã hội khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại.

2. Tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: CNXH đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân, trái lại, đề cao, tôn trọng con người cá nhân, các giá trị cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì phát triển xã hội và hạnh phúc con người. CNXH tạo mọi điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Xã hội tôn trọng mọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao lợi ích xã hội, có thể hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn luận giải tính tất yếu và bản chất của CNXH trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương Đông. Từ việc phân tích một cách khoa học truyền thống tư tưởng - văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các nước phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức mới lạ: CNXH, CNCS không những thích ứng được ở châu Á, phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu./.

PVP-H4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét