Tại
Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới
giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày
21/11, giáo sư Trần Ngọc Thêm, giáo sư đầu ngành của cả nước về văn hóa học, đặc
biệt chuyên sâu về văn hóa Việt Nam đã đề nghị: Khái niệm “trồng người”, quan
điểm “tiên học lễ, hậu học văn”… không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện
nay. Bởi vì, theo GS tính thụ động trong giáo dục Việt Nam thể hiện đậm đặc qua
khái niệm “trồng người,” tính phục tùng “tiên học lễ, hậu học văn” kiềm chế con
người sáng tạo. Vì thế không nên tiếp tục sử dụng rộng rãi các quan điểm này.
1.
Thứ nhất, không nên lấy mục đích của đổi mới trên cơ sở triết lý GD mới để xét
lại, phủ định (không nên tiếp tục sử dụng; hoàn thành sứ mệnh; hết giá trị lịch
sử-như lời GS) những định đề phản ánh giá trị truyền thống văn hoá hàng ngàn
năm của dân tộc. Đổi mới gì thì đổi mới phải có kế thừa và phát triển. Theo đó,
cần phát triển quan niệm “trồng người”, “tiên học lễ, hậu học văn” trong điều
kiện, hoàn cảnh mới với những biểu hiện giá trị mới; chứ không phải phủ định sạch
trơn. Cắt nghĩa rời rạc từ ngữ và cố áp đặt nó trong điều kiện mới rồi cho nó
không còn giá trị, sẽ không bao giờ là tư duy biện chứng theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp đã sai thì kết quả tất yếu cũng sẽ không chuẩn
xác với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
2.
Thứ hai, tất yếu của quá trình đổi mới, phải tìm ra những nguyên nhân, lực cản
đang kìm hãm; dẫn đến những tồn tại, yếu kém của giáo dục; hạn chế của sản phẩm
giáo dục… Và đổi mới muốn vững bền phải trên nền tảng một triết lý với những
giá trị cốt lõi phù hợp với văn hóa, yêu cầu của hiện thực xây dựng CNXH. Ở
khía cạnh này rất trân trọng những đóng góp của GS. Nhưng không vì thế mà hạ thấp,
tiến tới phủ định một luận điểm trong tư tưởng của Bác Hồ bằng cách diễn giải
luận điểm đó theo một chiều cạnh chủ quan. Khách quan mà nói thưa GS, “trồng
người” không phải và không chỉ phản ánh mỗi hoạt động của người dạy, để từ đó kết
luận giáo dục là thụ động; sản phẩm giáo dục là thụ động (đành rằng hiện thực
đang đúng như vậy, nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó). “Trồng người”
theo Bác là đề cao vai trò của GD, cũng như “Tiên học lễ, hậu học văn”… Mà từ
kim, cổ; đông, tây ở đâu cũng vậy vai ai trò của GD luôn được khẳng định, coi
trọng; chỉ có độ đậm, nhạt, biểu hiện khác nhau. Vì vậy, không thể từ diễn giải
chủ quan, cắt xén, áp đặt sai hoàn cảnh dẫn tới phủ nhận tư tưởng của Bác Hồ.
3.
Thứ ba, trong chiến lược DBHB của các thế lực thù địch, thì đây là thủ đoạn
không mới. Nhưng cái mới hiện nay ở chỗ, chính những người có vị thế, uy tín
trong xã hội đưa ra những quan điểm đó dù vô tình hay hữu ý. Xét ở khía cạnh
chính trị thực tiễn thì nguy hiểm vô cùng - nhân dân dễ tin, làm theo.
4.
Thứ tư, thực tiễn CNXH ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ nguyên nhân sâu xa từ sự trì
trệ yếu kém của nền tảng kinh tế xã hội; nhưng tất yếu không thể phủ nhận ngòi
nổ kích động, reo rắc tư tưởng hoài nghi, mất niềm tin vào chế độ cũng bắt đầu
từ sự “nở rộ” những tư tưởng xét lại dựa trên công cụ “đổi mới”. Từ phủ nhận 1
luận điểm có tính cốt lõi đến phủ nhận toàn bộ nền tảng tư tưởng của xã hội
XHCN. Chúng ta không bao giờ cho phép điều đó bằng bất kỳ lý do nào. Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là hệ tư tưởng cách mạng và khoa học,
thường xuyên được bổ sung, phát triển; là hệ tư tưởng chính thống của xã hội Việt
Nam./.
NVP-H4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét