Pages - Menu

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

NHẬN DIỆN VỀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CẦN ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯƠNG HIỆN NAY

                                                                     

Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay là một trong những cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài với đối tượng đa dạng từ những phần tử có trình độ học vấn cao, những người theo đạo, đến những bạn sinh viên trẻ do thiếu hiểu biết, bị dụ dỗ mua chuộc lôi kéo vào con đường phạm pháp.

Do đó, nâng cao nhận thức đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay trong lực lượng vũ trang nói chung, trong các cơ quan, đơn vị, cá nhân nói riêng là vấn đề hết sức cấp bách.

Hàng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta hiện nay dành ít nhất 30 phút để truy cập internet nên việc tiếp nhận thông tin tương đối phổ biến, có những thông tin phản ánh đúng sự thật, cũng có thông tin trái chiều sai sự thật. Tuy vậy, không phải ai cũng đủ tỉnh táo, hiểu biết để nhận diện đúng bản chất của mỗi sự việc trên các thông tin đó.

Bên cạnh đó, chúng ta đang ra sức đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các quan điểm thù địch trên mạng xã hội khi tham gia Facebook, Twicter… trong đó việc nhận diện đúng bản chất của những quan điểm thể hiện trong các bài viết nói trên là hết sức khó khăn, vì các lực lượng phản động thường sử dụng các thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt, thay đổi liên tục về nội dung, hình thức, phương pháp. Vậy thế nào là quan điểm thù địch, thế nào là quan điểm sai trái?

Quan điểm thù địch là những tư tưởng, luận điểm, quan điểm của các thế lực thù địch phản động chống phá Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ chính trị của nước ta.

Quan điểm sai trái đó là những ý kiến, quan điểm trái chiều của các tổ chức, cá nhân trái với sự thật có hại đến tư tưởng của cán bộ và nhân dân.

Thực tế cho thấy việc hiểu đúng bản chất các khái niệm trên trong một bộ phận các bộ, chiến sĩ hiện nay còn mơ hồ. Hơn nữa, khi tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng nhiều đồng chí còn suy nghĩ cho rằng đó là việc các nhà chính trị, giáo sư, tiến sĩ, còn mình cấp thấp nên khi thấy luận điểm nào sai trái bình luận (comment) với lời lẽ hết sức thô tục cho thỏa thích.

Suy nghĩ như vậy là thiển cẩn, thiếu khách quan, chưa đúng với quan điểm của Đảng, vì sao? Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận là loại hình đấu tranh giai cấp trên bình diện ý thức hệ, bao gồm các chủ trương, phương thức… nhằm đấu tranh vạch trần bản chất phản động, phản khoa học trước những quan điểm thù địch, nhận thức sai trái, tiêu cực…Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay là một trong những cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài với đối tượng đa dạng từ những phần tử có trình độ học vấn cao, những người theo đạo, đến những bạn sinh viên trẻ do thiếu hiểu biết, bị dụ dỗ mua chuộc lôi kéo vào con đường phạm pháp.

Công tác lý luận phải góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, nhất là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, từ đó củng cố và phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước.

Các thế lực thù địch là tất cả những ai, cá nhân hay tổ chức, Nhà nước hay phi chính phủ, hợp pháp hay bất hợp pháp, ở trong nước hay ở ngoài nước, người Việt Nam hay người nước ngoài... với mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hoạt động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị đều là thành phần của “các thế lực thù địch”[1].

Các thế lực thù địch trong việc tấn công vào nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay có 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất, là các lực lượng thù địch, bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Cả những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản theo kiểu truyền thống và một số người thuộc giới cầm quyền có tư tưởng XHCN cũng bị tấn công. Cuộc đấu tranh này không chỉ diễn ra ở đất nước chúng ta mà còn trên phạm vi thế giới; Nhóm thứ hai, là lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức như Việt Tân, Việt Nam phục quốc, Triều đại Việt...; Nhóm thứ ba, là một số cán bộ, đảng viên, có những đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của nước ta suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Lực lượng này len lỏi, phức tạp, không khó để nhận ra nhưng lại rất khó để đấu tranh. Đây là những người phản bội lại quá khứ, phản bội lý tưởng và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng xử của những cơ quan, đơn vị.

Các thế lực thù địch đang sử dụng nhiều phương tiện, bằng nhiều con đường và với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS)  trên các hướng chính sau: Phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng: xuyên tạc, bài bác, phủ định Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH của Việt Nam: Các thế lực thù địch phê phán triệt để, bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường XHCN, công khai ca ngợi con đường TBCN; Phủ nhận sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và bôi nhọ lãnh đạo. Các thế lực thù địch công kích vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam; Các thế lực thù địch phản bác Cương lĩnh, quan điểm và nguyên tắc cơ bản của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; Các thế lực thù địch bằng mọi cách tác động của nội bộ Việt Nam, dựng chuyện có phái này, phái nọ (phái bảo thủ, phái cấp tiến...), trong các cơ quan Đảng, Nhà nước nhằm tạo ra nghi ngờ nhau trong nội bộ, làm suy giảm đoàn kết trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và trong nhân dân...Các thế lực thù địch tìm mọi cách bịa đặt, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà nước; Phủ định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; Các thế lực thù địch đã  xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân Việt Nam  trong quá trình đổi mới, đồng thời thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của Nhà nước Việt Nam trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, coi tệ quan liêu, tham nhũng là khuyết tật không thể khắc phục được trong xã hội XHCN, quy mọi yếu kém ở Việt Nam đều do ĐCS lãnh đạo; đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; Các thế lực thù địch đã xuyên tạc lịch sử, hạ bệ thần tượng, phủ nhận thắng lợi lịch sử có tính quốc tế của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đó được dư luận quốc tế, loài người tiến bộ và được các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, UNESCO xác nhận và tôn vinh, ca ngợi; Vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, cố tình đổi trắng thay đen, dựng chuyện Việt Nam đàn áp tôn giáo, kỳ thị, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số v.v..

Mục tiêu của các thế lực thù địch: Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi chiến lược và phương thức chống phá. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là chống phá tận gốc về tư tưởng chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội và lực lượng công an, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.

 Âm mưu của các thế lực thù địch: Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch là xóa bỏ chế độ CNXH ở Việt Nam, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Để thực hiện âm mưu cơ bản đó, “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng  của chủ nghĩa đế quốc.

Đối tượng mà các thế lực thù địch hướng  vào tác động, lôi kéo: Một là, tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức và thanh niên, học sinh, sinh viên; Hai là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, nhất là ở Trung ương và cấp tỉnh; Ba là, những người bất mãn với Nhà nước, nhất là những người có quan điểm sai trái, đối lập với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những người có hoạt động lôi kéo những người khác vào hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước; Bốn là, những người Việt Nam ra nước ngoài công tác, học tập, lao động, trao đổi văn hóa, hội nghị, hội thảo, du lịch v.v..

Công cụ, phương thức, thủ đoạn: Một là, triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, và mạng intemet từ nước ngoài để chuyển tải các quan điểm sai trái, thù địch để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam; Hai là, lợi dụng danh nghĩa công khai hợp pháp của những người có thân phận ngoại giao, những người sang Việt Nam để thực hiện các dự án hợp tác, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, y tế... hoặc vào Việt Nam dự hội nghị, hội thảo, du lịch, thăm thân, thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc để truyền bá, phổ biến các quan điểm sai trái, thù địch; Ba là, thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) của nước ngoài ở Việt Nam để truyền bá, phổ biến quan điểm sai trái thù địch;  Bốn là, tìm mọi cách tác động vào số cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ ra nước ngoài công tác, học tập, tham gia hội thảo, tham quan, du lịch để lôi kéo, gieo rắc tư tưởng hoài nghi con đường XHCN, hướng về phương Tây TBCN; Năm là, Mỹ và các nước phương Tây sử dụng các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài vừa lôi kéo tập hợp lực lượng, vừa tiến hành các hoạt động bạo loạn hòng gây tình hình mất ổn định ở Việt Nam; Sáu là, lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc” và “tôn giáo” để gây sức ép về chính trị, kích động, hình thành xu hướng ly khai đối lập với ĐCS Việt Nam; Bảy là, tăng cường móc nối với số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối ở Việt Nam, tóm “ngọn cờ” để tập hợp lực lượng, hình thành phe phái tiến tới hình thành đảng đối lập ở Việt Nam; Tám là, làm cho xã hội Việt Nam  “tự diễn biến”.v.v..

Bên cạnh các luận điểm của các thế lực thù địch, hiện nay còn không ít những quan điểm sai trái của những kẻ thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn: Một số đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn, mặc dù thụ hưởng những thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại tuyên truyền, tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài nói xấu chế độ, Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Những bài viết được tung lên internet, thậm chí kích động tụ tập đông người, biểu tình gây áp lực với chính quyền, đòi thả tự do cho số “tù nhân lương tâm”. Họ có quan điểm tiêu cực với hầu hết các sự kiện, các thành tựu của đất nước…

NTP-H2



[1] Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2020, tr92.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét