Để thực âm mưu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch đã dùng chiêu bài “đa nguyên chính trị” là khâu đột phá. Họ ra sức rêu rao rằng, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là điều kiện cần thiết để thực thi dân chủ ở Việt Nam”. Thực chất của luận điệu này là tìm cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không đối lập với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mà đó là yêu cầu tất yếu của việc xây dựng và bảo đảm thể chế dân chủ thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta mới giành được độc lập, tự do, xoá bỏ được áp bức, bất công và nhờ đó mới thực sự trở thành người làm chủ vận mệnh của đất nước cũng như cuộc sống của chính mình. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đều thể hiện ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Luận điệu của những kẻ nhân danh “dân chủ, nhân quyền” để đòi thực hiện đa nguyên chính trị ở Việt Nam, hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thực chất là đi ngược lại dân chủ, nhân quyền, bộc lộ rõ mưu toan chống phá chủ nghĩa xã hội bằng việc phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cùng với việc đả
phá vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch đang
ra sức ngăn cản sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, người ta đã phê
phán một cách ác độc chế độ công hữu, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, đồng thời ra sức cổ suý cho kinh tế thị trường tự do tư
bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư liệu sản xuất. Họ tuyên truyền về sự “không
dung hoà giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội”; mặt khác các thế lực thù
địch với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn thông qua một số chính phủ, tổ chức
kinh tế quốc tế… để đưa ra các điều kiện ràng buộc trong viện trợ và đầu tư nhằm
tạo sức ép tư nhân hoá triệt để nền kinh tế Việt Nam.
Thực ra, trong thời
kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã phát triển nền kinh tế đất nước với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Theo đó, kinh tế tư nhân được pháp
luật bảo hộ, được tạo những điều kiện thuận lợi và bình đẳng với các thành phần
kinh tế khác trong quá trình phát triển với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, với tính ưu việt, đặc trưng
cho bản chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng có vai trò quan trọng, là một trong
những động lực của nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo và trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Những thành phần kinh tế này không những không đối
lập, không cản trở mà còn tạo điều kiện thuận lợi và là nhân tố quan trọng
trong sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan
tâm tới sự lớn mạnh của thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể còn là sự quan
tâm tới phát triển cơ sở kinh tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển nền kinh tế - xã hội đất nước, vì lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy,
chúng ta phải tỉnh táo trước những lời nói và hành động nhằm làm suy yếu thành
phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và chế độ phân phối theo lao động trong
xã hội ta./.
Bùi Mát - KNN - TV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét