Xây dựng và chỉnh đốn đảng đã trở thành nhiệm vụ
quan trọng, xuyên suốt trong các nhiệm kỳ qua, đặc biệt, từ sau Hội nghị Trung
ương 4 khóa XIII, Đảng đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn
Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị. Cùng với “ngăn chặn,
đẩy lùi”, phương châm mới của Đảng “chủ động” phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh
chống suy thoái, tiêu cực trong Đảng.
Đảng luôn
phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Rất nhiều cá
nhân và tập thể cán bộ, đảng viên trung kiên trong chiến đấu, lao động và học tập
góp phần vào thành tựu to lớn của đất nước. Tuy nhiên, cũng còn có những cán bộ,
đảng viên không giữ được mình, tự diễn biến, tự chuyển hóa, tham nhũng, tiêu cực...
Điều đó đã phần nào làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng cảnh báo: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được
mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân".
Đây cũng là
điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn băn khoăn, lo lắng: “Cán bộ, đảng
viên giữ nhiều trọng trách, thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ của tiền
bạc, của cải vật chất, quyền lực, lợi ích cá nhân. Bài học về kỷ luật cán bộ đảng
viên thời gian qua cho thấy: tất cả đảng viên dẫu ở cương vị nào, trọng trách
nào, không bao giờ được buông lỏng sự tự ý thức, rèn luyện của bản thân. Đặc biệt,
kiên quyết chống và bài trừ những kẻ thoái hóa biến chất, đây là việc làm lớn
nhất của Đảng trong giai đoạn hiện nay nhằm chăm lo giữ vững bản chất cách mạng
và tính tiên phong của Đảng”.
Từ sự chủ động
này, năm 2021, nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực
đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí
thư quản lý, tăng 15 trường hợp so với năm 2020. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến
nghị xử lý tài chính, thu hồi 81 nghìn 290 tỷ đồng và 811 ha đất; kiến nghị
xử lý hành chính 2 nghìn 286 tập thể và 6 nghìn cá nhân. Các cấp ủy, tổ chức đảng,
cơ quan chức năng thực hiện nghiêm cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá
trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đã chuyển cơ quan điều tra xem
xét, xử lý hơn 330 vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tăng hơn 3 lần so với năm
2020.
Để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết
Trung ương 4 khoá XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, rồi đến Kết luận số 21
của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng,
chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị. Cùng với
“ngăn chặn, đẩy lùi”, phương châm mới của Đảng “chủ động” phòng ngừa, kiên quyết
đấu tranh, xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
và những hành vi tham nhũng, tiêu cực....Điều đó cho thấy quyết tâm chính trị rất
cao của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả,
không ngừng, không nghỉ, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu
cầu, đòi hỏi và sự tin tưởng của nhân dân.
Xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là
nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của
đất nước. Nhân dân kỳ vọng vào sự chủ động của Đảng trong phòng ngừa, kiên quyết
đấu tranh, xử lý nghiêm suy thoái, tiêu cực. Vì lẽ đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần
nhận thức đầy đủ vai trò tiên phong, gương mẫu của mình để xứng đáng là người đảng
viên, hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó./.
VTK-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét