Trước đây,
tình hình dịch covid -19 diễn
biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh
phía Nam. Bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp đảng, chính quyền,
của đội ngũ y tế, lực lượng vũ trang sát cánh cùng nhân dân thì trên không gian
mạng, một số cá nhân, tổ chức lại cố tình phớt lờ những công sức đó, tìm cách
xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây phức tạp tình hình, tạo cớ chống
phá Đảng, Nhà nước. Một số cá nhân, tổ chức, bên cạnh những tài khoản
hiện có, đã tiến hành xây dựng hệ thống kênh tin truyền thông trải đều trên các
nền tảng mạng xã hội như you tobe, face book, blog, instagram… với lượt người
theo dõi và tương tác lớn như BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt,
Chân trời mới, Việt Tân…
Đi liền với
đó là tập hợp các đối tượng chống đối, bất mãn, một số cá nhân có tư tưởng, nhận
thức sai lệch, gom vào các group, hội, nhóm kín như “Công dân - góc nhìn báo
chí”; “Đấu trường dân chủ”… để cung cấp tin, hình ảnh, đưa ra các bài viết,
bình luận, lan truyền chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch
COVID -19 tại Việt Nam.
Nhiều người
trong và ngoài nước đã thông qua các tin bài trong group để đưa lên các các
trang cá nhân, diễn đàn với sự đa dạng về nội dung và đối tượng tiếp cận như
nhân danh chuyên gia y tế, chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự của người trong khu cách
ly, quan điểm của người được cho là nổi tiếng, nghệ sĩ, trí thức… Từ đó, họ mở
rộng các góc độ tiếp cận cho người đọc để tiến hành xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng các số liệu về
tình hình phòng, chống dịch COVID - 19 ở Việt Nam.
Thông qua hệ
thống các trang tin trên, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã không
ngừng đăng tải các thông tin, nội dung xuyên tạc sự thật lên mạng xã hội theo
hiệu ứng “sóng nước”, tạo thành một làn sóng thông tin sai lệch tràn ngập, gây
hoang mang cho người dân. Đây được coi là phương thức phổ biến và nguy hiểm mà
các đối tượng xấu lợi dụng, dễ kích động người dân trong việc tuyên truyền,
xuyên tạc thông tin trên mạng internet.
Bên cạnh đó,
các đối tượng còn tiến hành tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với giải thưởng có
giá trị về vật chất trên không gian mạng như cuộc thi viết bài về tình hình thời
sự, chính trị, xã hội trong nước trong bối cảnh dịch COVID-19 do nhóm “Tuổi trẻ
Việt Nam và đất nước” phát động, với phần thưởng là máy tính xách tay macbook
air, ipad, iphone, qua đó đã thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều người, nhất
là học sinh, sinh viên tại Việt Nam.
Việc tổ chức
các cuộc thi này chỉ là cái cớ nhằm lấy giá trị tiền bạc của giải thưởng để che
giấu ý đồ thu thập thông tin, cũng như âm mưu tuyên truyền các thông tin sai sự
thật trên không gian mạng, tạo cơ hội để các đối tượng xấu viết bài đả phá chế
độ.
Bây giờ, mỗi
khi Chính phủ hay các bộ, ban, ngành đưa ra chính sách, chủ trương mới về
phòng, chống dịch COVID-19, dù chưa hiểu rõ và cũng không nắm chắc các cơ sở đề
xuất về các chính sách đó nhưng nhiều đối tượng chống đối chính trị, đối tượng phản
động, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí lại nhanh chóng đưa ra các
quan điểm trái chiều, sai lệch, gây phân tâm dư luận.
Tại phiên họp
của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 5/3/2022, Bộ Y tế đã đề
xuất tạm dừng thông báo số ca nhiễm hằng ngày để tránh gây hoang mang. Và đây
cũng là đề xuất được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó nhiều chuyên gia về
lĩnh vực y tế cũng đã được báo chí trao đổi và thông tin cụ thể tới dư luận người
dân. Ngay sau khi Bộ Y tế đưa ra đề xuất thì trên website của RFA đăng bài viết
cho rằng “Số ca nhiễm COVID-19: Dừng công bố nhưng đừng bí mật, giấu giếm”.
Bài viết này
đã lập luận, đưa ra nhiều quan điểm không trung thực với tình hình thực tế dịch
bệnh hiện nay ở nước ta, trong đó trích dẫn phát ngôn của một số người nhằm cố
tình hướng lái dư luận, chỉ trích về chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà
nước Việt Nam. Bài viết vu cáo: “Ở Việt Nam thì mọi chủ trương công bố hay
không công bố (số ca nhiễm COVID-19) thì nó thuộc về vấn đề chính trị, chứ
không phải vấn đề chuyên môn. Ngành y chỉ là một ngành chuyên môn, họ công bố
nhiều hay ít, công bố đúng sự thật hay công bố khác đi đều có chỉ đạo của lãnh
đạo đảng CSVN...”. Bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội facebook, nhiều đối
tượng chống đối chính trị đã vào “a dua”, cổ súy để nhằm tăng “độ tin cậy” cho
nguồn thông tin, từ đó đánh lạc hướng dư luận, vu khống chính sách phòng, chống
dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Do đó, việc
nhận diện âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
xuyên tạc, bịa đặt về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 tại Việt Nam, góp
phần nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của người dân trong thời gian dịch
bệnh diễn biến phức tạp là điều hết sức cần thiết./.
CTTH-NNTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét