Về mặt lý
luận, việc nhận diện, phân kỳ và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cho đúng đắn các
chặng đường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề
có giá trị lý luận và góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Với
khoảng thời gian ở miền Bắc đã gần 70 năm, cả nước là 46 năm tiến hành xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trải qua 13 kỳ Đại hội và 35 năm thực hiện đường lối đổi mới
rất cần có những đánh giá đúng về phân kỳ, vị trí, thành tựu, về cơ sở vật chất
kỹ thuật đã xây dựng được trong các chặng đường đã đi qua của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “Tầm
nhìn và định hướng phát triển của đất nước trong văn kiện Đại hội XIII của
Đảng”, có giá trị vừa đánh giá thành tựu và vừa tổng kết về nhận diện chặng
đường của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội làm phong phú thêm lý luận Mác -
Lênin ở dạng nước đặc thù là nông nghiệp lạc hậu bỏ qua phát triển chế độ tư
bản chủ nghĩa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giá trị về tư
tưởng, trong điều kiện mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu đã bị sụp
đổ, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại, trong đó có Việt Nam. Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”,
với nhiều thủ đoạn chống phá thâm độc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực tư tưởng, lý luận, với mục tiêu nhằm phủ nhận bản chất
khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vai trò lãnh đạo của các đảng
cộng sản, thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Tính chất thâm độc của các
thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội
chủ nghĩa trong những năm gần đây là triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, các
trang mạng xã hội, với các chiêu trò đổi trắng thay đen, đưa các thông tin đúng
sai lẫn lộn và sử dụng lực lượng bất mãn chính trị làm “ngọn cờ” chống phá từ
bên trong mỗi nước xã hội chủ nghĩa để kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Chúng vu khống một cách
trắng trợn cho rằng, do chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, lạc hậu, không còn
phù hợp với thời đại hiện nay và cũng chỉ là một dạng của chủ nghĩa xã hội
không tưởng...
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các thế
lực thù địch cũng đã đẩy mạnh hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, với các luận điệu sai trái rất đa dạng và tinh vi. Chúng ra
sức phủ nhận vai trò, thành tựu của công cuộc đổi theo định hướng xã hội chủ
nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Với những luận điểm cho rằng do có các
nước tư bản đầu tư vào Việt Nam nên mới có sự phát triển kinh tế - xã hội và
cuộc sống, việc làm của người dân mới được cải thiện như hiện nay. Đảng ta lãnh
đạo nhân dân ta đạt được những thành tựu ở mỗi kỳ đại hội, đặc biệt trong 35
năm tiến hành công cuộc đổi mới, với nhận định trong văn kiện Đại hội XIII:
“Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”,
sẽ có giá trị tư tưởng không nhỏ. Đây là cơ sở phản bác các luận điểm sai trái,
củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi
mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; khả năng khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại để từng bước hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Về giá trị thực
tiễn của tầm nhìn và định hướng phát triển của đất nước trong Văn kiện Đại hội
XIII của Đảng. Hiệu quả, uy tín của một đảng chính trị cầm quyền bao giờ cũng
được đánh giá bởi thước đo thực tiễn với nhiều yếu tố, trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội: trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là có thực hiện đúng mục
tiêu, đường lối đề ra không và có thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên ở mức
độ nào; có nâng cao tiềm lực mọi mặt của đất nước không, khắc phục khó khăn và
nguy cơ đe dọa đến chủ quyền, an ninh quốc gia và nền độc lập dân tộc không; có
cải thiện đời sống cho nhân dân lao động đến đâu và được quốc tế đánh giá như
thế nào…
Nghiên cứu
làm rõ nhận định của Đảng trong văn kiện Đại hội XIII: “Tầm nhìn và định hướng
phát triển của đất nước trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, còn có giá trị
không nhỏ trong tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết vào trong
thực tiển theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức đảng, mỗi Bộ, Ngành Trung
ương, cơ quan, đơn vị, chức trách của mỗi cán bộ, đảng viên. Thực tế cho thấy,
việc nhận thức đúng đắn về quan điểm đánh giá kết quả lãnh đạo của nhiệm kỳ Đại
hội XII và về tầm nhìn, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ XIII, mục
tiêu đến năm 2030 và 2045 là vấn đề không đơn giản đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi
cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ, những vấn đề nêu ra trong Văn kiện XIII là sự hội tụ
của nhiều yếu tố như trí tuệ, khoa học, chính trị, thực tiễn. Tầm nhìn và định
hướng phát triển của đất nước đã xác định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
chỉ trở thành lực lượng vật chất, khi được thâm nhập, quán triệt sâu sắc và tổ
chức có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn ở mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng
viên và quần chúng thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Đồng thời, đó là cơ
sở để mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên làm tốt công tác tư tưởng, quán
triệt, tuyên truyền cho sâu sắc đường lối Đại hội XIII của Đảng đến quần chúng
và phê phán những luận điểm sai trái muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện
nay./.
VĐĐ-BC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét